Để tưởng nhớ
bạn tôi Lê Hiếu Liêm
Bạn tôi,
sáng nhịn ăn lên giảng đường
Bạn tôi, sáng đạp xe hai mươi cây số…
… Miền Tây nước lớn
Đứng ngồi không yên
Miền Trung lũ lụt
Suốt đêm không ngủ
Dáng mẹ gầy hơn trước…
Tiếng hát trầm ấm, ngọt ngào của nam ca sĩ
Thế Sơn đang tŕnh bày một bài hát của nhac
sĩ trẻ Vơ Thiện Thanh nói về cuộc sống của
người sinh viên xa nhà đang trọ học ở Sài
G̣n. Một cuộc sống vất vả nhưng đầy t́nh gắn
bó… Tôi đang xem một video ca nhạc và tôi
thấy dường như vài giọt nước mắt đang lăn
xuống trên khuôn mặt của người ca sĩ trẻ này.
Một sự xúc động rất thực và tôi không nghĩ
Thế Sơn đang “acting” mà đang nhập hồn ḿnh
vào trong bài hát cùng với hoài niệm những
tháng năm c̣n cắp sách đi học ở quê nhà.
Nghe xong bài hát, tôi cảm thấy khan khác.
Những kỷ niệm cũ lại trở về, những năm học ở
Sài G̣n. Thời gian cứ lạnh lùng trôi, giờ
nh́n lại đă 30 năm rồi. Nay tuổi đời đă trên
5 bó (nói theo công tử Hà Đông Hoàng Hải
Thủy), đang lưu lạc xứ người nên chỉ cần một
lời ca, một h́nh ảnh nào đó cũng đủ dấy lên
trong ḷng tôi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương
đất nước, nhớ trường cũ, bạn xưa…
Cộng với nỗi nhớ nhà là một nỗi nhớ khác.
Nhớ ngày hôm qua anh Nguyễn Tấn Phát, người
chủ biên đặc san Xuân QGHC hối thúc viết bài
cho kịp gởi nhà in. Tôi phải gồng ḿnh “ghê
lắm”, ngồi lại bàn, cầm cây bút lên và viết
trang bút kư này. Đă hơn một thập niên, kể
từ lúc tờ báo Phổ Thông của một số anh em
chúng tôi làm, chẳng may mệnh yểu, tôi rất
lười viết. Đôi khi muốn viết cái ǵ gởi tờ
báo Hoài Bảo Quê Hương của Tổng Hội QGHC
đăng cho vui nhưng “dự tính” vẫn là “tính dự”.
Tôi đă quăng đi cây bút từ ngày vào trại cải
tạo để vác cây cuốc, cầm cái dao, cái rựa
hơn 5 năm trời, đôi bàn tay chai cứng. Chạy
qua xứ người tôi lại cầm tiếp cái búa, cái
kềm, cái mỏ lết nên chuyện ngồi lại bàn, làm
bài thơ, viết cái truyện ngắn thật sự là một
cố gắng. Thôi th́ “xuân này con không về”
tôi ráng viết bài này riêng tặng các bạn
đồng khóa Đốc sự 19 cùng các bạn cựu học
sinh Phan Châu Trinh… đang lưu lạc khắp nơi
hay lận đận bên nhà.
Bạn tôi, người Huế tên Lê Hiếu Liêm. Vóc
người tầm thước, khuôn mặt có những đặc điểm
như miệng hơi rộng, môi hơi dày tiêu biểu
cho những người nhiều tham vọng, mắt hơi lồi
và lúc nào cũng dính chặt với cái kiếng cận
thị dày cộm. “Đàn ông miệng rộng th́ sang”,
có lẽ cuộc đời bạn tôi có khá lên cũng nhờ
vào đặc điểm này.
Học cùng khóa, cùng quê hương “miền Trung lũ
lụt”, tôi quê Quảng Nam, Lê Hiếu Liêm quê ở
Thừa Thiên, ngăn cách nhau bởi đèo Hải Vân
thơ mộng. Bọn tôi lại ở chung tầng 3 kư túc
xá Học viện, hai pḥng chung lưng nhau, nên
tôi và Liêm sớm thân nhau, mặc dù trước khi
vào Học viện chẳng hề biết mặt.
Cũng giống như hầu hết các chàng trai xứ Huế.
Lê Hiếu Liêm học rất giỏi, thích văn nghệ và
dĩ nhiên rất lăng mạng. Lăng mạng ở đây phải
hiểu theo nghĩa bao quát của nó. Lăng mạng
trong t́nh yêu và lăng mạng trong cuộc đời.
Lăng mạng là đặc tính của một tâm hồn nhạy
cảm và để mặc cho những cảm xúc rung động,
ước mơ, dự tính dẫn dắt ḿnh đi đến những
bến bờ vô tận.
Một buổi trưa, tôi bước vào pḥng Lê Hiếu
Liêm và rất ngạc nhiên sửng sốt khi trước
mặt ḿnh, ngay trên tường cao là một tấm
giấy đứng to tướng, trang hoàng tỷ mỷ đủ màu
sắc với tiêu đề khá lớn và đậm nét: “Lịch
tŕnh thăng tiến sự nghiệp Lê Hiếu Liêm”.
Ông bạn tôi đă vạch ra các mốc thời gian
đánh dấu cho cuộc đời ḿnh như sau:
- 1974: Tốt nghiệp Đốc sự Hành Chánh,
Cử nhân Công pháp, Đại Học Luật khoa Sài
G̣n.
- 1976: Phó tỉnh trưởng Thừa Thiên.
- 1978: Tiến sĩ Luật khoa, ngành Công
pháp.
- 1981: Thượng Nghị sĩ, chủ tịch Ủy
ban Ngoại giao Thượng viện. Giáo sư Luật
khoa Viện Đại học Saigon. Giáo sư Học
viện QGHC. Giáo sư Đại học Vạn Hạnh.
- 1985: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNCH.
- 1991: Tổng thống VNCH.
Tính ra như vậy, chỉ 17 năm sau khi rời
trường Hành Chánh, Lê Hiếu Liêm trở thành
Tông Tông với tuổi đời bốn bó, có lẽ là vị
Tổng Thống trẻ nhất toàn cầu. Đúng là lăng
mạng có thừa! Ai cũng có quyền mơ ước về
tương lai cuộc đời ḿnh. Thế nhưng bày tỏ
cái hoài băo ấy một cách lộ liễu, nặng phần
tŕnh diễn như vậy liệu có b́nh thường không
hay là bị hơi “mát dây”? Ta thường nghe nói
“có tật th́ có tài”, đa số các thiên tài
trên thế giới có một khuyết tật nho nhỏ nào
đó, nhất là về ‘thần kinh” thương nhớ. Tôi
hoàn toàn thông cảm với “cái tiến tŕnh” của
ông bạn Lê Hiếu Liêm và cười sặc sụa khi đọc
xong cái chương tŕnh sự nghiệp đồ sộ của
bạn. Tôi nói đùa với Lê Hiếu Liêm:
- Tôi thấy tất cả chức vụ và học vị bạn đề
ra đều ở phạm vi quốc nội. Tôi muốn bạn phải
có cái ǵ đó có tầm vóc quốc tế mới bảnh hơn,
bạn nghĩ sao?
Lê Hiếu Liêm gật gù tán đồng ngay và với vẻ
mặt đăm chiêu suy nghĩ, bạn tôi nói:
- Tôi
phải ghi thêm vào học vị Thạc sĩ Công pháp
Đại học Sorbonne Paris và chức vụ Tổng thơ
kư Liên Hiệp Quốc.
Tôi tính đùa dai mà ông bạn tôi cứ “take it
seriously” nên tôi cảm thấy hơi nhức đầu,
đành phóng xuống câu lạc bộ kiếm ly nước đá
chanh đường uống cho hạ hỏa.
***
Vào những năm 1970, 1971, trường Đại học
Luật khoa Saigon đă mượn đại giảng đường Học
viện QGHC (sau này có tên đại giảng đường
Nguyễn Văn Bông sau khi Giáo sư Bông bị ám
sát) làm nơi giảng dạy sinh viên năm thứ
nhất. Một trong những bông hoa của Luật khoa
đă lọt vào đôi mắt lồi cận thị của Lê Hiếu
Liêm. Cô sinh viên luật có tên Trịệu Thị Kim
Dung (con gái của luật sư Triệu Bá Thiệp),
bạn tù cải tạo của nhà văn Nguyễn Thuỵ Long
và thường hay được nhà văn nhắc tới trong
“Hồi kư viết trên gác bút” vừa xuất bản.
Một buổi chiều tôi cùng ngồi với Lê Hiếu
Liêm ở thư viện QGHC, tôi thấy ông bạn cứ
nh́n sang bàn bên kia với dăm ba cô sinh
viên năm thứ nhất trường Luật. Lê Hiếu Liêm
lại lôi giấy bút ra viết rồi xóa, xóa rồi
viết lia chia hăng say, miệt mài như đi thi
gặp phải đề “trúng tủ”. Hồi sau Lê Hiếu Liêm
đẩy qua cho tôi một bài thơ, bảo tôi coi thử
trước khi được trang trọng gởi đi. Lâu quá
rồi, tôi c̣n nhớ bài thơ mang máng đại khái
như sau:
Em luật khoa Bắc Kỳ nho nhỏ
Tóc không dài, chẳng ngắn kiểu đờ
mi
Dáng thon thon, sang cả kiêu kỳ
Làm chấn động con tim chàng núi Ngự
Ta ngồi đây với đất trời viễn xứ
Nhớ sông Hương êm ả một ḍng trôi
Chiều Thiên An nắng nhảy múa trên
đồi
Ta mơ ước được cùng em rảo bước
Tưởng gặp em từ muôn kiếp trước
Nhớ thương em đến vạn kiếp về sau
Răng có long và tóc có đổi màu
T́nh ta vẫn ở bên hông trường Luật…
Tôi đề nghị Lê Hiếu
Liêm nên chép bài thơ thành 2
bản, đúng theo nguyên tắc hành chánh. Môt
bản gởi cho người đẹp, c̣n một bản lưu. Nếu
chỉ có một bản gởi đi, không may người đẹp
tống vào sọt rác hay quẳng cho thằng em làm
tàu thủy thả theo ḍng nước chảy trước hiên
nhà trong một chiều Saigon mưa xối xả th́ ôi
thôi, kể như tiêu tùng! Mai hậu các nhà
nghiên cứu sưu tầm t́m đâu ra bài thơ để cho
in vào tuyển tập “1000 bài thơ t́nh hay nhất
thế kỷ”.
Lê Hiếu Liêm nói sẽ chép, không những thành
hai mà ba bản. Bản cuối cùng sẽ giao cho tôi
đăng trên giai phẩm Xuân HC với lời đề tựa
tặng: “Gởi Triệu Thị D. Đại học Luật khoa”.
Dù mê gái nhưng Lê Hiếu Liêm học giỏi và rất
thông minh. Cùng một lúc học ở QGHC, Lê Hiếu
Liêm học ở Luật và Văn khoa. V́ là sinh viên
liên khoa, liên viện như vậy nên trên tay Lê
Hiếu lúc nào cũng đầy ắp sách vở. Học không
xuể các cours ở Luật và Văn khoa, Lê Hiếu
lợi dụng các giờ học ở QGHC để học tiếp.
Trong lớp Đốc sự, Lê Hiếu Liêm ngồi bàn trên
tôi. Trong những giờ về Kinh tế, Tài chánh
khô khan, tôi ḍm lên bàn trên thấy Lê Hiếu
Liêm đang cúi đầu học cours trường Luật. Duy
chỉ có giờ giảng Chính trị của Giáo sư
Nguyễn Ngọc Huy là được Lê Hiếu Liêm chú tâm
theo dơi, đôi lúc c̣n đặt lên những câu hỏi
hóc búa. Lê Hiếu Liêm đă bỏ ra khá nhiều
thời giờ học sinh ngữ, nhất là Pháp văn. Tôi
nghĩ tay này nhiều tham vọng nhưng cũng
nhiều nghị lực và ư chí để thực hiện cho
bằng được tham vọng của ḿnh.
***
Năm 1971 đất nước đang trải qua những biến
động quan trọng về quân sự và chính trị. Sau
khi Henry Kissinger đi đêm ở Bắc Kinh, người
Mỹ không c̣n thấy Trung Cộng là một mối đe
dọa hay hiểm họa ở Đông Á. Vào đó là sự lớn
mạnh của phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ,
chánh phủ Mỹ đă thay đổi sách lược: Họ đề ra
chính sách Việt hóa cuộc chiến. Đây là màn
khởi đầu cho cuộc rút quân trong danh dự của
quân đội Hoa Kỳ khỏi miền Nam Việt Nam và
cuối cùng là phủi tay để miền Nam bị nuốt
chủng bởi cộng sản Bắc Việt vào tháng 4 năm
1975.
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất, 4 năm
(1967-1971), Tổng Thống Thiệu tái tranh cử.
Bởi các luật lệ về bầu cử mà Tổng Thống
Thiệu đă cố gắng vận động Quốc Hội thông
qua, chẳng có ai hội đủ điều kiện ứng cử.
Tổng Thống Thiệu chơi màn độc diễn, mở đầu
cho các cuộc đấu tranh chống độc diễn của
sinh viên, học sinh và các tôn giáo. Vài ba
ngày lại có hội thảo, băi khóa, xuống đường
của sinh viên. Ngoài việc chống bầu cử độc
diễn, một nhóm sinh viên Saigon c̣n đ̣i
chính quyền trả tự do cho lănh tụ sinh viên
Huỳnh Tấn Mẫm đang bị giam v́ t́nh nghi hoạt
động cho cộng sản (có oan không nhỉ?). Lực
lượng bạn dân làm việc rất vất vả và tiêu
thụ khá nhiều lựu đạn cay để dẹp biểu t́nh.
Năm 1971 cũng là năm để lại nhiều đau buồn
cho Học viện QGHC với sự ra đi của Giáo sư
Nguyễn Văn Bông. Giáo sư bị ám sát ngay ngă
tư Cao Thắng và Phan Thanh Giản vào buổi
trưa sau khi rời Học viện trên đường về nhà.
Giáo sư Bông mất, Gs. Trần Văn Binh, Phó
Viện trưởng lên thay với chức vụ Quyền Viện
trưởng.
Trong cái không khí tranh đấu ́ xèo ở Saigon
lúc đó, một bữa Nguyễn Ngọc Túy (Đốc sự 18,
cựu học sinh PCT) rủ tôi đi thăm anh Nguyễn
V. Q. bị thương ở chân và đang nằm điều trị
tại Đại học Nông Lâm Súc. Anh Q. là bạn cùng
khóa Cao học 5 (Hành Chánh) với anh K, anh
lớn của Túy. Anh Q. cũng là bạn học cùng lớp
trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng với anh
Lệ, anh ruột của tôi. V́ vậy nghe Túy rủ là
tôi đi ngay. Trên đường đi tôi thắc mắc tại
sao anh Q. không nằm ở nhà thương mà lại là
Đại học Nông Lâm Súc gần trường Văn khoa và
Dược khoa? Túy nói sinh viên đi biểu t́nh
không may bị thương, không dám vào bệnh viện,
sợ các bạn dân tới tó ngay, do đó các sinh
viên Y khoa đă thiết lập bệnh viện dă chiến
ở trường Nông Lâm Súc để săn sóc gà nhà.
Tới nơi, tôi thấy anh Q., một chân băng bó
trắng toát gát lên thành giường, anh vừa nói
vừa cười như chẳng có việc ǵ quan trọng xảy
ra:
Anh ham vui nghe lời người bạn Huỳnh Bá
Thành rủ đi coi biểu t́nh, xui xẻo bị bạn
dân chơi một quả vào chân.
Ai chứ Huỳnh Bá Thành th́ tôi biết lúc c̣n
học trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng.
Thành quê ở xă Ḥa Long, khu vực gần núi Non
Nước (Ngũ Hành Sơn), một vùng nổi tiếng mất
an ninh của quận Ḥa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Thành học trên tôi hai lớp, có năng khiếu về
hội họa, vẽ rất đẹp. Mỗi lần trường PCT tổ
chức triển lăm, hội chợ cuối năm, những bức
tranh của Thành nổi bật hơn cả với những màu
sắc và đường nét tân kỳ.
Vào Saigon Huỳnh Bá Thành làm báo cho tờ
Điện Tín của Thượng nghị sĩ Hồng Sơn Đông,
Thành chuyên vẽ tranh hí họa, kư tên “họa sĩ
Ớt”. Huỳnh Bá Thành cặp kè với Cung Văn
Nguyễn Vạn Hồng. Hai anh đồng hương Quảng
Nam, kẻ vẽ tranh hí họa, người làm thơ trào
phúng châm chọc, đả kích lung tung nhất là
về phía chính quyền. Tôi nhớ nhân đám cưới
của con gái Tổng Thống Thiệu và con trai
ông Nguyễn Tấn T… Tổng giám đốc “E Con Rồng”,
Cung Văn Nguyễn Vạn Hồng làm một bài thơ khá
dài tả cái đám cưới “super deluxe” đó, đăng
ở trang nhất tờ Điện Tín. Vài ngày sau nghe
nói Cung Văn bị du đăng đón đường dần cho
một trận tơi bời hoa lá. Có thể Tông Tông
nhà ta muốn dằn mặt thi sĩ “thơ chua” Cung
Văn hay ông Tổng giám đốc “E Con Rồng”, muốn
dạy cho Nguyễn Vạn Hồng một bài học thế nào
là lịch sự.
Sau 30 tháng 4 năm 75, Huỳnh Bá Thành, tức
họa sĩ Ớt trở thành trung tá công an, Cung
văn Nguyễn Vạn Hồng là cán bộ cao cấp ngành
thông tin văn hóa ở thành Hồ. Đọc hồi kư của
công tử Hà Đông Hoàng Hải Thủy mới thấy rơ
vai tṛ quan trọng của Huỳnh Bá Thành trong
vụ án Hồ Con Rùa. Huỳnh Bá Thành được mô tả
như một hung thần của văn nghệ sĩ Saigon bị
kẹt lại ở thành Hồ sau tháng tư đen. Vừa rồi
tôi có đọc “Hồi kư viết trên gác bút” của
nhà văn Nguyễn Thuỵ Long, có nhắc đến Huỳnh
Bá Thành với bí danh Ba Trung. Ba Trung đă
cho người mang tiền t́m gặp Nguyễn Thuỵ Long
để giúp đỡ nhà văn đói rách này đang hành
nghề sửa xe đạp ven đường ở ngă tư Bảy Hiền.
Theo nhà văn Nguyễn Thuỵ Long, Huỳnh Bá
Thành là người không đến nỗi tệ, làm được
nhiều việc tốt và sống trung thực với lư
tưởng của ḿnh. Những năm về sau, Thành làm
chủ nhiệm nhật báo công an thành phố.
Xa Saigon từ năm 1975, năm năm rưởi cải tạo
trên rừng núi tỉnh Quảng Nam rồi trốn chạy
vượt biển ra nước ngoài, tôi chỉ đọc hết hồi
kư của người này đến bút kư của nhà văn khác
nên chẳng rơ thực hư như thế nào. Cách đây
vài năm, khi đọc báo nghe nói Huỳnh Bá Thành
chết đột ngột v́ “tai biến mạch máu năo”. Có
người cho rằng cái chết của Thành là kết quả
của sự tranh chấp quyền lực giữa hai phe Vơ
Văn Kiệt và Mai Chí Thọ.
Trở lại với giường bệnh của anh Q. Anh Q.
đột nhiên ngưng cười đùa mà nghiêm mặt nói
với tôi và Túy:
- Hai cậu thôi về đi, lo học v́ sắp đến kỳ
thi rồi và nhất là chớ dại, ham vui như anh.
Trước khi ra về, tôi nấn ná cố ư t́m thử
trong đám sinh viên bị thương nằm ở đây có
ông bạn Lê Hiếu Liêm hay không v́ hai bữa
nay chẳng thấy lai văng tới trường. Không
thấy Lê Hiếu Liêm đâu cả tôi kéo Túy phóng
ngay về trường và an tâm bạn tôi đang ‘tụng”
(học bài thi) ở một xó góc yên tịnh nào đó.
Trước ngày bầu cử Tổng Thống độc diễn vài
hôm, một buổi sáng nhân viên Học viện QGHC
khám phá được một “can” xăng và một mớ bùi
nhùi giẻ rách được cất dấu sau lưng kư túc
xá sinh viên. Trong giờ học đầu tiên hôm đó,
Gs. Viện trưởng Trần Văn Binh vào lớp tôi.
Với vẻ mặt nghiêm trang thoáng đượm chút
buồn phiền của một người cha, ông nói:
- Cuộc
bầu cử Tổng Thống sắp tới, đô thành Saigon
mượn thư viện QGHC chúng ta làm địa điểm đầu
phiếu cho quận 10. Vậy mà trong số sinh viên
của Học viện có vài ba người âm mưu tổ chức
đốt phá thùng phiếu để phản đối bầu cử. Thầy
nói cho các em biết rằng, đă vào học ở
trường Hành Chánh th́ tỷ như đă là công chức
mới một nửa, đến khi tốt ngiệp th́ thành
công chức 100%. Cho nên các em không thể làm
cái công việc phá hoại đó được… Dẹp bỏ đi!
Tôi nghĩ nhà trường đă nghi ngờ ai đó rồi
nhưng không nắm được bằng chứng nên Thầy
Viện trưởng chỉ cảnh cáo chung chung cho sợ
mà bỏ đi ư định đốt thùng phiếu.
Th́nh ĺnh, ông bạn tôi, Lê Hiếu Liêm đứng
dậy xin “phát biểu ư kiến”. Cả lớp ai nấy
đều quay lại nh́n ông như một quái nhân thời
đại. Với giọng Huế sang sảng, Lê Hiếu Liêm
nói:
- Thưa thầy,
chúng tôi thi vào học trường Hành Chánh để
sau này có cơ hội phục vụ đồng bào, tổ quốc
Việt Nam chứ không phải phục vụ cho một cá
nhân, lănh tụ nào. Do đó, lănh tụ mà tham
nhũng, thối nát, độc tài, quân phiệt th́
chúng tôi vẫn có sứ mạng phải chống đối như
thường..
Gs. Viện trưởng Trần Văn Binh hơi giận nhưng
ông vẫn ôn tồn nói:
- Em ngồi
xuống đi để thầy giải thích cho mà nghe. Với
kinh nghiệm mấy chục năm làm công chức và đi
dạy, thầy cho rằng các em vào đây học như
người đi hỏi vợ. Các em muốn làm công chức
mới thi vào học trường Hành Chánh giống như
em thích con nhỏ kia mới kêu nài Ba Mẹ đi
hỏi vợ cho em. Ḿnh muốn cưới cho được con
vợ đẹp th́ không thể chống đối ra mặt ông
già vợ, dầu trong bụng không có thích ông ta
chăng nữa. Thầy lấy thí dụ đơn giản như vậy,
chắc em hiểu ư thầy ngay.
Lê Hiếu Liêm nghe nói chuyện đi hỏi vợ, nghĩ có
lư quá hay sao mà sau đó ngồi im re.
Ngày hôm sau, tôi nghe kể, Giáo sư Binh có
gọi Lê Hiếu Liêm lên văn pḥng nói chuyện
phải quấy. Ông c̣n viết thư trao đổi với
thân phụ Lê Hiếu Liêm, một giáo sư trung học
ở Huế.
Qua cách giải quyết đầy t́nh nghĩa của Giáo
sư Binh, Lê Hiếu Liêm vẫn tiếp tục học, tiếp
tục lên lớp đều đều như ai.
Mùa hè năm 1973, Lê Hiếu Liêm cùng với một
số sinh viên Phật tử ở Học viện tổ chức một
đêm văn nghệ gây quỹ giúp đồng bào ở miền
Trung bị băo lụt. Ban tổ chức xin phép Học
viện QGHC tổ chức đêm văn nghệ ở đại giảng
đường Nguyễn Văn Bông. V́ mục đích cao đẹp
của đêm văn nghệ. Ban Giám Đốc trường HC
đồng ư ngay nhưng vào giờ phút chót trước
khi khai mạc đă đổi ư v́ có nguồn tin báo
cho Ban Giám Đốc trường biết rằng, đêm văn
nghệ mà phần chủ lực là ban văn nghệ Đại học
Vạn Hạnh, sẽ tŕnh bày hầu hết các nhạc phẩm
của các nhạc sĩ sinh viên tranh đấu như Trần
Long Ẩn, Trương Quốc Khánh, Miên Đức Thắng
v. v… Ǵ chứ mà nghe hát “Dậy mà đi, hỡi
đồng bào ơi!” với “Nếu là chim…” th́ nhà
trường thấy không ổn rồi. Trường HC báo cho
quận 10 biết trường đă đổi ư, không cho phép
đêm văn nghệ được tổ chức trong khuôn viên
trường. Quận 10 Saigon liền phái cảnh sát
đến đứng ngăn chận ở cổng Học viện, không
cho khán giả vào sân trường. Người đi coi
văn nghệ đứng đầy nghẹt một quăng đường Trần
Quốc Toản trước trường Hành Chánh.
Tôi thấy ông bạn tôi, Lê Hiếu Liêm chạy tới
chạy lui như gà mắc đẻ, không biết bạn lôi
ra ở đâu một cái loa cầm tay cũ rích chạy
bằng pin rồi leo lên cái bệ cao của cổng
trường, bắt đầu mở máy:
- A lô,
a lô, test, test…
Cái loa cũ nhưng vẫn c̣n được, Lê Hiếu Liêm
lên giọng:
- Kính
thưa đồng bào, v́ lư do nhà trường đổi ư,
kêu cảnh sát đến phong tỏa khu vực đại giảng
đường nên đêm văn nghệ không thực hiện được.
Ban tổ chức xin chân thành cáo lỗi cùng đồng
bào.
Lê Hiếu Liêm c̣n nói thêm ǵ đó, trách móc
nhà trường và lên án lực lượng bạn dân đang
ngăn chận khán giả. Tôi thấy vài cái chớp
nháy, cháy sáng của máy ảnh chụp h́nh, chắc
là bạn dân đang thu h́nh Lê Hiếu Liêm. Nh́n
Lê Hiếu Liêm đứng trên bậc cao, với cái loa
cầm tay và giọng Huế sang sảng hùng hồn
tôi liên
tưởng tới những lănh tụ sinh viên Huế ngày
trước. Tôi nhớ năm 1966, vụ biến động miền
Trung, tướng Kỳ với cương vị Chủ Tịch Ủy Ban
Hành Pháp Trung Ương đă gởi quân nhảy dù,
thủy quân lục chiến ra Đà Nẵng, Huế dẹp các
vụ tranh đấu đang bùng nổ dữ dội. Một buổi
chiều, tôi thấy lănh tụ sinh viên Nguyễn Đắc
Xuân, lúc bấy giờ được phong là Tiểu đoàn
trưởng sinh viên quyết tử đang đứng trên bậc
cao, trước đài phát thanh Đà Nẵng và cũng
cái giọng sang sảng hùng hồn, Nguyễn Đắc
Xuân kêu gọi đồng bào hăy cùng với sinh viên
tranh đấu chống Thiệu Kỳ.
Với đầu óc non nớt của bọn học sinh chúng
tôi thuở đó, các lănh tụ sinh viên tranh đấu
như Trần Xuân Kim, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng
Phủ Ngọc Tường là những “đấng” ǵ đó rất lớn
lao vĩ đại đầy ngưỡng mộ.
Chính quyền trung ương ở Saigon dẹp yên được
vụ biến động miền Trung, tránh cho đất nước
t́nh trạng sứ quân. Các “đấng” sợ bị tó nên
kẻ th́ bỏ đi tu, người chạy lên núi theo
cộng sản. Năm 1968, tết Mậu Thân ở Huế, các
“đấng” ở bưng trở về thành phố và quậy hết
biết. Dư luận sau này cho rằng Nguyễn Đắc
Xuân là một trong những thủ phạm vụ tàn sát
tập thể hàng ngàn đồng bào Huế. Tôi thật
chẳng ngờ “đấng” lănh tụ sinh viên kiêm thi
sĩ khá lăng mạng lại nhúng tay vào máu của
biết bao đồng bào vô tội. (Nguyễn Đắc Xuân
làm thơ khá hay, nổi tiếng với bài “Để lại
cho em” được Phạm Duy phổ nhạc. Tôi thỉnh
thoảng được nghe qua đài phát thanh Saigon
với tiếng hát của ca sĩ Anh Ngọc).
Nh́n lại bạn tôi, Lê Hiếu Liêm đang hung
hăng con bọ xít, tuyên bố um sùm với đồng
bào trước cổng Học viện, tôi chợt nghĩ, ông
nội kia đến giờ phút này vẫn c̣n mang chút
hơi hám của các “đấng” lănh tụ sinh viên
ngày xưa ở Huế. Trong số các viên chức quận
10 đang có mặt tại khuôn viên trường HC, tôi
thấy anh Trần Quang Trí (Đốc sự khóa 11)
đang là Quận trưởng quận 10, to lớn dềnh
dàng, đứng bên góc cây sao cành lá sum sê
tỏa rộng, gần chỗ đặt tượng GS Bông. Anh
Trần Quang Trí đang cười cười nh́n đồng môn
khóa đàn em Lê Hiếu Liêm đang ồn ào thao
thao bất tuyệt. Có lẽ anh Trí đang nhớ lại
thời sinh viên khá sôi nổi của ḿnh. Lúc học
QGHC, anh Trí được bầu làm Chủ Tịch Tổng Hội
Sinh Viên Saigon.
Năm 1974, chuẩn bị ra trường HC, Lê Hiếu
Liêm đậu xong cử nhân Luật khoa ngành công
pháp và đang ghi danh học tiếp ban cao học.
Như vậy bạn tôi đă thực hiện được phần đầu
trong “tiến tŕnh thăng tiến sự nghiệp”.
Như tất cả mọi sinh viên Đốc sự khác, tôi
phải lo đi t́m tài liệu và sửa soạn viết
luận văn tốt nghiệp. Tôi viết ấm ớ về một đề
tài kinh tế “Vai tṛ của Thương cảng Saigon
trong bối cảnh kinh tế hậu chiến”. Một bữa
tôi hỏi Lê Hiếu Liêm viết về đề tài ǵ cho
luận văn tốt nghiệp. Lê Hiếu
Liêm nói rằng đó là
một đề tài chính trị rất hấp dẫn, với tiêu
đề: “Tiến tŕnh tham chiến của Hoa Kỳ vào
miền Nam Việt Nam”. Sau này tôi nghe bạn bè
nói, lúc khởi đầu, Lê Hiếu
Liêm không dùng từ
“tham chiến” mà là một từ khác nghe dữ dằn
và có tính cách tố cáo, buộc tội.
Với sự can gián, khuyên răn
của bạn hữu, Lê
Hiếu Liêm đă thay vào đó từ “tham chiến” nghe
xuôi tai hơn.
Người bảo trợ cho luận văn tốt nghiệp của Lê
Hiếu Liêm là GS. Hoàng Xuân Hào. GS đă gạch
bỏ và đ̣i hỏi Lê Hiếu Liêm phải sửa đổi khá
nhiều nội dung cuốn luận văn.
Đề tài “Tiến tŕnh tham chiến của Hoa Kỳ vào
miền Nam Việt Nam” nghe anh em kể, Lê Hiếu
Liêm dựa phần lớn vào tài liệu về “Hồ sơ
bạch hóa”
của “Ngũ Giác Đài” cùng các bài
viết của các tay phản chiến Hoa Kỳ đăng trên
các tạp chí hàng đầu ở Mỹ, thêm vào đó là
các bài phân tích, “b́nh loạn” của mấy ông
nhà văn, nhà báo thân tả của tạp chí Tŕnh
bày như Thế Nguyên, Trương Bá Cần, Nguyễn
Ngọc Lan, Chân Tín, Nguyễn Văn Trung v.v…
Lê Hiếu Liêm có nghe lời Giáo sư Hoàng Xuân
Hào, nhưng chỉ sửa đổi qua loa chút chút, do
đó luận văn tốt nghiệp của Lê Hiếu Liêm bị
“ngâm tôm”.
Đến đây th́ ai cũng mường tượng ra được kết
quả của nó. Lê Hiếu Liêm bị đánh rớt lúc ra
trường. Tháng 10 năm 1974, tôi gặp anh N. (Đốc
sự 17), anh của Liêm ở sân trường HC. Ái
ngại về việc hỏng tốt nghiệp của Lê Hiếu
Liêm, tôi hỏi thăm về ông bạn gàn bướng của
em ḿnh, th́ được cho biết rằng Lê Hiếu Liêm
đă đi Pháp. Chuyện đi Pháp của Lê Hiếu Liêm
được kể như một giai thoại khá hy hữu như
sau:
Trong thời gian học QGHC và Luật khoa, Lê
Hiếu Liêm đă t́m được, dày công t́m hiểu nghiên
cứu cuốn sách “Vận động thành lập liên
minh Đông Nam Á” của Tiến sĩ Trần Minh
Tiết (không phải thẩm phán tối cao Pháp Viện
Trần Minh Tiết) đang dạy Đại học ở Pháp,
viết cuốn sách dày cộm nói về việc cần thiết
phải thành lập một liên minh Đông Nam Á tự
do và trung lập. Sau khi thấu hiểu được quan
điểm của GS. Trần Minh Tiết, Lê Hiếu Liêm
viết thư liên lạc và trao đổi quan điểm với
ông. Chí lớn gặp nhau, hai tâm hồn đồng điệu,
Lê Hiếu Liêm lại đang gặp nạn, hỏng tốt
nghiệp và rất có thể vào quân trường Thủ Đức.
Với sự giúp đỡ sao đó của GS Tiết, Lê Hiếu
Liêm nhà ta đă cao bay xa chạy tận trời Tây,
mặc sức vẫy vùng với bao nhiêu dự tính, mơ
ước trong đầu.
Đầu tháng tư năm 1975, “phim” bị đứt nửa
chừng, các bạn đồng khóa 19 với tôi ở các
địa phương kẻ chạy bộ, người đi xe, đi
thuyền lục tục vượt thoát về Saigon sau khi
các tỉnh nhà được Tổng Thống Thiệu cho “di
tản chiến thuật”. Một buổi sáng, bọn tôi tụ
tập ở Bộ Nội Vụ hay xớ rớ trước Bưu Điện
Saigon để theo dơi t́nh h́nh chiến sự và
“đấu láo” đỡ buồn. Kiểm điểm lại, bọn tôi
thấy chỉ có Lê Hiếu Liêm bây giờ là bảnh hơn
cả. Tôi nói đùa với một số anh em bạn cùng
lớp:
- Chắc Lê
Hiếu Liêm đang ngồi bên bờ sông Seine nh́n
mấy em đầm “tóc vàng sợi nhỏ” và ngâm khẽ
khẽ bài “mùa thu Paris” của thi sĩ Nguyên
Sa.
Để an ủi cho một tương lai đen đủi u ám đang
chờn vờn trước cửa, một anh bạn phán rằng:
- Thấy vậy
chứ không sướng lắm đâu? “Vă” lắm! Thử hỏi
Lê Hiếu Liêm t́m đâu ra “Em Luật khoa Bắc kỳ
nho nhỏ” để mà “t́nh ta vẫn ở bên hông
trường Luật”?
Cả bọn cười ồ, nghe có chút chút âm ấm, vui
vui trong ḷng.
***
Tôi ra tù cải tạo tháng 9 năm 1980, vượt
biển đến Hồng Kông tháng 7 năm 1982, đến
định cư ở Canada tháng 11 năm 1983. Sau vài
tháng ở nước ngoài, tôi t́m cách liên lạc
với anh em đồng khóa Đốc sự 19, được biết
rằng Lê Hiếu Liêm đă đậu Tiến sĩ công pháp ở
Paris, Pháp quốc. Vậy là bạn tôi đang thực
hiện dần các học vị đă được vạch ra lúc c̣n
ở kư túc xá Học viện QGHC. Duy chỉ có các
chức vụ là Lê Hiếu Liêm không thể thực hiện
được v́ đất nước đang ở trong tay “tiến sĩ
giấy” cỡ Tổng Bí Thư Đỗ Mười, Đỗ Mười Một…
Tôi cũng mừng cho bạn và mong bạn sớm lấy
nốt văn bằng cao nhất sau chót, Thạc sĩ công
pháp.
Vài năm trở lại đây, nghe nói Lê Hiếu Liêm
đă sang Hoa Kỳ sinh sống ở tiểu bang
California, thành phố San Jose. Bạn tôi lại
làm báo, viết lách nhiều lắm. Với bút hiệu
Lư Khôi Việt và cùng một số cây bút, nhà tư
tưởng của Phật giáo, bạn tôi cho ra tập “Đối
thoại với Đức Giáo hoàng”. Đọc sơ qua bài
viết của Lư Khôi Việt, tôi biết ông bạn năm
xưa đang mang một hoài băo to tát, muốn tổ
quốc Việt Nam được tự do, an b́nh, thịnh
vượng và chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo
như các thời đại đời Lư, đời Trần trong lịch
sử dân tộc. Cuốn sách đă và đang gây nhiều
tranh luận trong giới truyền thông Việt ngữ
ở hải ngoại.
Tuần rồi, Nguyễn Ngọc Túy ở Houston, Texas
gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe, tôi nói
vẫn đi cày đều đều nuôi con (lấy vợ trễ nên
con c̣n nhỏ), Túy nói mấy năm trước có về
Việt Nam gặp các bạn học cũ hồi ở Phan Châu
Trinh, Đà Nẵng gởi lời thăm. Trần Ngọc Châu
đang là chủ bút tờ Saigon Times, Huỳnh Quư
làm bí thư chi bộ đảng của báo Tuổi Trẻ nhắn
rằng: Cứ về quê “ăn Tết” đi, đừng ngại chi
cả. Tôi nói cám ơn các ông bạn cũ chứ ngại
vẫn c̣n ngại và xin tiếp tục hát bài “Xuân
này con không về” cho đỡ nhớ nhà. Đợi đến
khi nào, Lê Hiếu Liêm, bạn tôi trở thành
Tổng Thống nước Việt Nam tự do, thanh b́nh,
thịnh vượng, tôi sẽ về quê ăn Tết, thăm tất
cả bạn bè các phía bên này, bên kia, cộng
sản, quốc gia cho tiện cả mọi bề. (nói đùa
thôi ông bạn Lê Hiếu Liêm, đừng có giận tôi
nghe).
Viết bài bút kư này xong, chắc là tôi sẽ
quăng cây viết, lâu lắm mới cầm viết trở lại,
xuân thu nhị kỳ. Cầu chúc các bạn đồng khóa
Đốc sự 19, các bạn bè Phan Châu Trinh ở rải
rác khắp nơi mọi sự an lành, nhất là trong
tâm hồn, dù đang già cỗi của ḿnh.
Bút kư này đă được viết hơn mười năm và
đăng trên Giai phẩm Xuân của Hội Cựu
Sinh Viên QGHC vùng Toronto, Canada.
Cách đây khoảng ba năm, một lần tôi vào
website của Hội Cựu SV/QGHC ở Cali tôi
đọc được một bài viết của Tiến sĩ
Nguyễn Thanh Liêm tưởng nhớ người bạn đă
ra đi, Tiến sĩ Lê Hiếu Liêm.
Tôi bàng hoàng sửng sốt. Như thế là bạn
tôi đă đi thật xa, rời khỏi cái "cỏi
tạm" này. Rất bất ngờ và thanh thản.
Đỗ Phan Xuân |