Vô cùng xúc động nhận được tin
buồn Hiền thê của Bạn Tạ Chương Thạnh là Bà Nguyễn Thị Xuân
Tuyết, Pháp danh Diệu Hạnh đă qua đời
lúc 7:00 sáng ngày Thứ Hai 26 tháng 9 năm 2016 tại
Ontario, California. Hưởng thọ 68 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng
Bạn Tạ Chương Thạnh và gia đ́nh tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Bà Diệu
Hạnh sớm siêu thăng tịnh độ về Cơi
Niết Bàn.
Vẫn biết rằng cuộc đời là vô thường...
Vẫn biết rằng đời người có khởi đầu, ắt phải có kết
thúc...
Vẫn biết rằng duyên hợp, duyên tan là lẽ thường tình trong
cuộc sống...
Vẫn biết rằng chuyện gì đến sẽ đến, sớm hay muộn mà thôi!
Thế nhưng......
Trong một thời gian ngắn, liên tiếp hai bạn đồng môn hiền
hòa, dễ mến, vì bao bệnh, đă vĩnh viễn ra đi, theo chân
những người đi trước.
Một chút cảm hoài
Một chút bâng khuâng
Một chút cảm giác trống vắng... giữa trời Thu Saigon ...
27-10-2015
PHÂN ƯU
Vô cùng xúc động nhận được tin
Bạn Nguyễn Ngọc Hùng đă qua đời
vào ngày Thứ Sáu 23 tháng
10 năm 2015 tại San Francisco, California (nhằm ngày
11 tháng 9 năm Ất Mùi). Hưởng thọ
66 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Bạn
Nguyễn Ngọc Hùng sớm siêu thăng tịnh độ về Cơi
Niết Bàn.
PHÂN ƯU
Vô cùng xúc động nhận được tin
Bạn Lương Anh Dũng, Pháp danh Chánh
Cường mất lúc 15 giờ 30 ngày Thứ Sáu 2 tháng
10 năm 2015 tại Sài G̣n (nhằm ngày 20 tháng 8 năm Ất Mùi). Hưởng thọ
66 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Bạn
Lương Anh Dũng sớm siêu thăng tịnh độ về Cơi
Niết Bàn.
Đại Hội ĐS17 tại Seattle, Washington
(8/2015)
Viếng Tây Lai
Tự (California). TTNgà, NTTrưởng,
ĐTCVân (17/1/2015)
PHÂN ƯU
Nhận được tin buồnThân phụ
Chị
Nguyễn Thị Mỹ (ĐS17) là Cụ Ông Nguyễn
Văn Đường, Pháp Danh Nguyên Thiện Niệm đă măn phần
ngày 25 tháng 11 năm 2014 (nhằm ngày mùng 4
tháng 10 năm Giáp Ngọ) tại Fairfax -
Virginia. Hưởng thọ 92 tuổi. Các bạn đồng môn
ĐS17 xin thành kính
chia
buồn cùng Chị Nguyễn Thị Mỹ và gia
đ́nh tang
quyến. Nguyện cầu hương linh
Cụ Ông Nguyễn Văn Đường sớm được văng
sanh về
cơi Niết Bàn.
Các chị ĐXHùng, VTTrung, DTSang,
NNhung. Hàng đứng: VTTrung,
ĐXHùng, DTSang,
NNhung, THAn
Chiều trên bến cảng
... (Long Beach 11-9-2014)
Dear Thu và
các bạn,
Check lại h́nh ảnh trong máy, ḿnh
thấy 02 tấm nầy khá đẹp. Gửi các bạn để tùy
nghi.
Rất cảm ơn các bạn và phu nhân của
Trần Bạch Thu, Lê Phước Ba, Ngô Xuân Vũ,
Phạm Phước Ngữ, Nguyễn Văn Huy và Nguyễn
Viết Đức.
Các bạn đă cho tôi một buổi tối tại
Cali thấm đậm t́nh nồng ấm và làm sống lại
một thời tuổi trẻ đầy thân thương và hào
hứng không bao giờ quên! Hạnh phúc của các
bạn đă thuyết phục tôi trong dự định của
ḿnh! Rất mong có cơ hội để gặp các bạn
thường xuyên.
Thân ái chào các bạn. Tôi chuẩn bị đi
Seattle. Các bạn tiếp tục sống an lành và
hạnh phúc măi măi nhé!
Tôi không chắc chắn ID mail của Ngô
Xuân Vũ, Phạm Phước Ngữ, Nguyễn văn Huy và
Nguyễn Viết Đức, nên nhờ bạn Trần Bạch Thu
forward mail này đến các bạn c̣n lại nhé!
Thân mến, Cao Đức Nhuận
CHIỀU TRÊN BẾN CẢNG
Trong vài ngày nay nam California bỗng nhiên
nóng bức lạ thường. Có vài nơi nhiệt độ vọt
trên 100 độ F. Dưới cơn nóng rát da buổi
sáng sớm tôi lững thững đi bộ ra khu thương
xá gần nhà. Bên trong mall nhờ hệ thống máy
lạnh tốt tôi cảm thấy mát mẻ, khỏe khoắn hẳn
lên.
Tôi có thói quen uống cà-phê buổi
sáng tại McDonalds. Trong tuần này tiệm đăi
khách món thưc uống này miễn phí. Ngồi nhâm
nhi cà-phê tôi nhớ đến một người bạn. Tôi
thường mang theo trong người một củ khoai
lang. Khoai lang ngọt đi kèm với cà-phê đắng
vào buổi sáng vừa ngon vừa rẻ và lại vừa
lành. B́nh thường tôi trả giá senior cho ly
cà-phê; rẻ hơn so với giá b́nh thường. Nhưng
hôm nay chi phí cho buổi ăn sáng chẳng tốn
kém là bao v́ món cà-phê được miễn phí. Nhớ
lại hôm trước khi nghe kể sinh hoạt của tôi
bạn tôi tỏ ra ngán ngẫm thế thái nhân t́nh.
Chả là v́ giá cà-phê cao niên đă rẻ mà thức
ăn lại do ḿnh đem theo như thế cho nên bạn
tôi tỏ ra ái ngại; không phải cho bạn ḿnh,
nhưng cho kinh doanh của người ta. Tôi cứ
tiếp tục ăn uống kiểu này có ngày người ta
sập tiệm. Chi phí điều hành quá cao mà thu
nhập lại quá ít, đứng trên phương diện kế
toán mà xét, dẹp tiệm là chuyện đương nhiên
thôi. May sao có nhiều khách hàng khác không
giống tôi, nhờ thế tiệm ăn vẫn tiếp tục phát
đạt. Hôm nay tôi đổi chiêu, mua bánh của
McDonalds, lại được cho một ly cà-phê và một
ly nước lạnh free, xem ra không c̣n nơi nào
ăn sáng rẻ hơn. Lẽ ra tôi phải lấy máy chụp
h́nh để thu lại một vài h́nh ảnh, gởi cho
bạn tôi làm bằng, để bạn bớt băn khoăn về
việc kinh doanh của tư bản McDonalds.
Đề cập đến bạn bè tôi nhớ lại buổi
chiều tối Thứ Năm, 11/9. Qua thông báo của
một bạn tôi biết các bạn của tôi sẽ cùng
nhau gặp gỡ và ăn uống chung tại bờ biển San
Pedro. Đây là một thành phố nằm gần cực nam
của Los Angeles County. Đặc biệt vào chiều
hôm ấy có sự hiện diện của "cố nhân" Cao Đức
Nhuận. Cái nhóm sinh viên thực tập về hành
chánh địa phương của chúng tôi ngày xưa dưới
Cần Thơ vẫn c̣n nhớ chút kỷ niệm với cố nhân.
Buổi chiều Thứ Năm vợ chồng tôi đến
nơi hẹn. Chỗ này có nhiều hàng quán tọa lạc
trên bờ biển. Ngồi trên bờ nh́n ra ngay bên
cạnh là biển khơi, trên đó tàu bè và du
thuyền cột neo dập d́nh trên sóng nước. Ngồi
ăn với bạn bè trong một phong cảnh trời mây
non nước mát mẻ hữu t́nh như thế thú vị
không chê vào đâu được. Địa điểm này do anh
Đức chọn và anh rành rẽ mọi ngóc ngách ở đây;
từ đường đi cho đến món ăn.
Tôi gặp vợ chồng TBThu, LPBa-TTNgà,
NXVũ, NVĐức và PPNgữ. Bạn Ngữ đến một ḿnh.
Ông nào đi chơi tối một ḿnh kiểu này rất
đáng nghi ngờ. Và dĩ nhiên tôi gặp CĐNhuận
nữa. Nghe nói vợ bạn ấy đang có việc bận nên
không tham dự buổi họp mặt bỏ túi thân mật
này được. Các bạn chọn một cái bàn nằm ngay
trong góc, như thế việc ăn nói được thoải
mái. Chủ trương nam nữ thọ thọ bất thân được
áp dụng. Các cặp vợ chồng lấy nhau đă lâu,
con ong đă tỏ đường đi lối về, ấy vậy mà nam
nữ vẫn chia nhóm và ngồi riêng. Về phía nam,
bên cạnh CĐNhuận ở phía trái là tôi, tiếp
theo là NVĐức. Bên phải CĐNhuận là PPNgữ,
TBThu, LPBa và NXVũ. Cạnh NXVũ là chị NXVũ,
tiếp theo là chị TTNgà, chị NVĐức, bà vợ tôi
và cuối cùng là chị TBThu.
Các chị đảm trách phần đi chợ và trả
tiền. Phần này nặng nhất. Thức ăn chính gồm
hầu hết là đồ biển, cá nướng, tôm xào, canh
cá đậu hũ, bánh ḿ nướng ướp tỏi v.v... Các
chị cẩn thận quá. Có chị đem theo nào là ớt
trái, dưa leo, chanh cắt sẵn...Như thường lệ,
bạn 3Lê đem theo hai chai rượu vang, rót ra
mời mọi người nâng ly mừng buổi họp mặt. Có
bạn cẩn thận không uống rượu, có lẽ v́ lư do
sức khỏe hoặc lái xe. Khi thấy bạn 3Lê rót
rượu cho tôi bạn Nhuận tỏ ra ái ngại. V́ bạn
ấy không thường xuyên sinh hoạt với chúng
tôi cho nên bạn ngại là phải. Bạn 3Lê trấn
an bạn ḿnh. Bạn bảo nếu tôi say đă có bà vợ
tôi giúp cho một tay, chở tôi về nhà. Vả lại
hôm ấy tính ra tôi uống không nhiều thành ra
chẳng cần lo ngại cho lắm.
Cách đây vài tuần tôi và các bạn có
nhận được e-mail của CĐNhuận. Trong thư bạn
chia sẻ với bạn bè khắp thế giới tin tức
sinh hoạt đồng môn hành chánh tại Việt Nam.
Cách nhau vạn dâm, một đại dương, ấy thế mà
hôm nay CĐNhuận bằng xương bằng thịt đang
ngồi cạnh tôi đây, cụng ly rượu tao phùng
với tôi và các bạn nam California trên một
băi biển bên Mỹ vào một buổi hoàng hôn mùa
hè khiến tôi cứ tưởng như chuyện xảy ra
trong giấc mơ!
Hơn 40 năm trước CĐNhuận, bạn 3Lê,
tôi và vài bạn khác đă từng có dịp tập sự
chung về hành chánh địa phương dưới Cần Thơ.
Tốt nghiệp ra trường xong chúng tôi về làm
việc cho Tổng Nha Thuế Vụ. Mỗi người tùng sự
ở một văn pḥng khác nhau cho nên chúng tôi
xa nhau từ dạo ấy. Đến năm 1975 tôi đi Mỹ.
Sau này tôi được biết CĐNhuận ở lại Việt
Nam. Bạn ấy đổi qua nghề luật. Theo thời
gian bạn ấy đă thành công. Và qua bạn bè,
tôi nghe nói bạn đă tận t́nh giúp đỡ đồng
môn cũng như thân nhân của họ trong khả năng
của bạn.
Cách nay 5 năm bất ngờ tôi gặp lại
bạn bên Mỹ. CĐNhuận và vợ sang Hoa Kỳ thăm
con cái đi du học và du lịch. Thời gian hạn
hẹp nhưng tôi và các bạn khác gặp bạn hai
lần vào dịp ấy, lần đầu tại một tiệm ăn dưới
quận Cam và lần sau tại nhà một người bạn
khác. Lâu ngày có dịp gặp lại người xưa tôi
ṭ ṃ muốn hỏi thăm bạn đôi điều liên quan
đến bạn và các bạn khác tại quê nhà. Nhưng
khung cảnh hiệu ăn không thích hợp đối với
việc này. Nhờ gặp bạn tại nhà một bạn khác
tôi mới có cơ hội biết thêm vài chi tiết về
bạn. Bạn hành nghề luật sư tại Việt Nam. Bạn
thành công, đặc biệt về chuyên môn và tài
chánh.
Bỗng dưng lần này qua thông báo ngắn
gọn của bạn bè, một cuộc gặp gỡ thân mật bỏ
túi dưới bờ biển San Pedro được tổ chức để
một số bạn bên Mỹ có cơ hội gặp gỡ và chuyện
tṛ với người xưa. Nhận được tin tôi đáp ứng
liền. Nói là đồng môn nhưng thật ra tôi
không biết nhiều và không thân với CĐNhuận
v́ cả hai chưa có dịp sinh hoạt chung. Cứ
mỗi lần nghe nói có bạn học nào ghé nam
California và các bạn ở đây tổ chức cuộc gặp
gỡ là tôi cố gắng thu xếp đến dư. Trong số
các bạn học của tôi, một số đă ra đi vĩnh
viễn, dù có muốn gặp chẳng bao giờ tôi c̣n
cơ hội.
CĐNhuận có dáng người cao trội, tai
to mặt lớn, bụng hơi đẫy đà. Có lẽ v́ thế mà
bạn ấy đang cố gắng giảm cân. Bạn có nét mặt
vui vẻ, nói năng mạch lạc, tính t́nh cởi mở.
Bạn chia sẻ nhận xét của bạn về người, việc
và thời cuộc cũng như dự định tương lai của
bạn. Do bản chất và do nghề nghiệp cũng như
kinh nghiệm sống bạn bày tỏ ư kiến một cách
chừng mực. Tôi thấy nghề luật sư thích hợp
với bạn. Qua bạn bè tôi được nghe nhiều điều
tốt về bạn. Bạn có một niềm tin tôn giáo
vững mạnh và một tâm nguyện đối với tha nhân
và bạn bè và cho đến nay khi cơ hội đến, với
phương tiện sẵn có, bạn cố gắng thực hiện
điều bạn hằng ấp ủ. Với tôi bạn bè được như
thế đă là quá tốt rồi. Ngay bản thân tôi đây,
ngẫm lại cho đến nay cũng chưa làm được việc
ǵ cụ thể.
Hai vợ chồng bạn nuôi nấng con cái
nên người. Trong số con cái, có người tốt
nghiệp M.I.T, có người tốt nghiệp Harvard.
Viết đến đây tôi nhớ lại hai hôm trước trong
phần tin tức buổi tối của đài truyền h́nh
NBC Hoa Kỳ, họ liệt kê 5 trường đại học nổi
tiếng trên thế giới, theo thứ tự gồm có:
1. M.I.T (Massachusetts Institute of
Technology)
2. Cambridge
3. Trường Kinh Tế Luân Đôn
4. Harvard
5. Stanford
Con cái bạn ḿnh lọt vào được những trường
này và học hành đến nơi đến chốn khiến tôi
mừng cho gia đ́nh họ.
Lần này vợ chồng CĐNhuận sang Mỹ là
để tham dự lễ cưới của một người cháu. Xem
ra mối nhân duyên của tôi và các bạn nam
California với CĐNhuận vẫn c̣n. Chẳng thế mà
dù không hẹn, và từ hai phương trời cách
biệt, tất cả đă có dịp gặp lại nhau. Biết
đâu chúng tôi sẽ c̣n gặp nhau thường xuyên
hơn trong tương lai như chính CĐNhuận đă hy
vọng và tin tưởng.
"Hạnh phúc đến dễ dàng khi bạn cảm thấy sung
sướng với chính ḿnh mà không cần đến sự
chấp thuận của bất cứ người nào khác."
(Happiness comes more easily when you feel
good about yourself without feeling the need
for anyone else’s approval.)
"Bạn không thể thay đổi cách thức
người ta đối xử với bạn hay điều người ta
nói về bạn. Tất cả những ǵ bạn có thể làm
là thay đổi cách thức bạn phản ứng và người
bạn chọn trong giao tiếp." (You can’t change
how people treat you or what they say about
you. All you can do is change how you react
and who you choose to be around.)
Nguyễn Văn Huy
17/9/2014
PHÂN ƯU
Nhận được tin buồnThân phụ Bạn
Nguyễn Cư Trinh (Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành
Chánh Ban Đốc Sự Khóa 17) là Cụ
Ông Nguyễn Trọng vừa từ trần
lúc 6:30 sáng ngày 4 tháng 9 năm 2014 tại
Sài G̣n. Hưởng thọ 93 tuổi. Lễ An Táng sẽ được
tổ chức vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 9
năm 2014 tại Thủ Đức. Các bạn đồng môn ĐS17 xin thành kính
chia
buồn cùng Anh chị Nguyễn Cư Trinh và gia
đ́nh tang
quyến. Nguyện cầu hương linh
Cụ Ông Nguyễn Trọng sớm tiêu dao nơi
cơi Niết Bàn.
Anh
chị Huỳnh Văn Phước (Austin, Texas) du
hành sang Canada (7/2014)
HVPhước
(ĐS17), Thầy Pháp Ḥa, NNQuang
(ĐS17), Ni cô Thanh Hương (NTVân
ĐS17)
NNQuang,
Ni cô Thanh Hương, Anh
chị HVPhước
PHÂN ƯU
Nhận được tin buồnThân mẫu Bạn
Phạm Đức Thạnh (Đốc Sự Khóa 17) là Cụ Bà
Nguyễn Thị Hai vừa từ trần ngày 8 tháng 7
năm 2014 tại Việt Nam. Hưởng thọ 85 tuổi. Lễ An
Táng sẽ được tổ chức tại Xă Phước Lộc, Thị Trấn
Long Thành (Đồng Nai). Các bạn đồng môn ĐS17 xin thành kính
chia
buồn cùng Anh chị Phạm Đức Thạnh và gia
đ́nh tang
quyến. Nguyện cầu hương linh
Cụ Bà Nguyễn Thị Hai sớm tiêu dao nơi
cơi Niết Bàn.
ĐS17 Houston, Texas họp
mặt với anh chị Nguyễn Tấn Phát đến từ
Australia
Họp Mặt Đồng
Môn ĐS17 tại
Sàigon
(28/5/2014)
Thời gian:
18 giờ, ngày
Thứ Tư
28/5/2014
Địa điểm: Nhà hàng Đông Hồ, 199 Cao
Thắng nối
dài, Saigon.
Hiện diện:
Vợ chồng (vc)
Cung Trọng
Thanh, vc
Trần Tuấn
Hiệp- Huỳnh
thị Nguyệt
Minh, vc Cao
Đức Nhuận,
vc Bùi thị
Thu Cúc, vc
Trần thị
Tiết, mẹ con
Trương ngọc
Điệp, Nguyễn
Trung Quang,
Huỳnh thị
Ngọc Thố,
Trần Đ́nh
Sơn, Ngô văn
Đắc, Nguyễn
Phước Huệ,
Mă Thành
Nghĩa,
Nguyễn đức
Thắng, Đào
Hoàng Trung,
Huỳnh Hữu
Duyên, Bùi
Tấn Luận,
Nguyễn Thanh
Quang, Đặng
Ngọc Cảnh và
Trần Quốc
Tiến. Tổng
số là 26
người gồm 20
đồng môn và
6 người nhà.
Tài trợ
chính chi
phí: Anh chị
Cao Đức
Nhuận và
Nguyễn Trung
Quang.
Sơ lược
những nội
dung chính:
-
Tay bắt, mặt
mừng; hàn
huyên tâm sự
từng nhóm
nhỏ…
-
Anh Cao Đức
Nhuận, thay
mặt thành
phần đại
diện các
đồng môn
trong nước,
phát biểu
giải tỏa
những thắc
mắc lâu nay
râm ran bàn
tán về số
tiền Quỹ
Tương Trợ có
được trước
đây là
100.000.000
VNĐ, hiện do
trách nhiệm
của chị đồng
môn Nông thị
Trưởng (đang
ở Mỹ) đă và
đang giữ,
sau khi nhận
được e-mail
tường tŕnh
lư do bặt
tin lâu nay
của gia đ́nh
Chị…
Dịp này, Anh
cũng công bố
đă thu đủ số
tiền mà các
anh chị đồng
môn trước
đây đă đăng
kư đóng góp
vào Quỹ
Tương Trợ
Đồng Môn mới
gầy dựng lại,
kể cả số
tiền 100 USD
của chị Ngô
thị Hiển vừa
từ Mỹ gửi về
đóng góp.
-
Đây là tiệc
mừng, đồng
thời tiễn
đưa anh chị
Cung Trọng
Thanh trở về
Mỹ. Anh CTT
phát biểu
rất xúc động
khi, lần về
này, trong
buổi tiệc
này, được
gặp lại rất
nhiều các
khuôn mặt
thân quen
sau 42 năm
xa cách.
Cuối bài
phát biểu
anh đă ứng
khẩu đọc một
bài thơ, do
anh sáng tác,
bày tỏ những
cảm xúc khó
nói hết bằng
lời về những
lần được có
dịp hội ngộ
bạn đồng môn
trong và
ngoài nước
sau nhiều
năm dài xa
cách, sau
bao biến đổi
bể dâu của
đất nước,
của mỗi con
người chúng
ta…
Cuối bài
phát biểu,
anh chị CTT
đă có nhă ư
gửi tặng Quỹ
Tương Trợ
Đồng Môn
Trong Nước
số tiền 100
USD.
-
Chụp ảnh lưu
niệm.
Buổi tiệc
tan trong
lưu luyến
vào khoảng
21g 30.
Người lược
ghi và chụp
ảnh lưu niệm:
Trần
Quốc Tiến
PHÂN ƯU
Vừa nhận được tin buồn Phu quân của chị Nguyễn thị Vinh, ĐS17, là Anh
Trần Trọng Huệ, cũng là đồng môn
ĐS12, vừa tạ thế sáng nay Chủ Nhật ngày 18/5/2014 tại Sàigon. Hưởng thọ 72 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng
Chị
Nguyễn Thị Vinh và tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Anh Trần
Trọng Huệ
sớm được siêu thăng tịnh độ nơi cơi Niết Bàn.
(Cám ơn Bạn Trần
Quốc Tiến đă đưa tin.)
QUA DẤU BỤI
THỜI GIAN
Thơ Trần Kiêu Bạc
Tôi về lại Sàig̣n sau 17 năm lưu lạc kể từ ngày rời ngôi trường Quốc
Gia Hành Chánh thân yêu của ḿnh, được găp lại một số bạn bè cùng khóa giờ hầu
hết đều lận đận, khó khăn, trong đó anh có lẽ đỡ hơn một chút: anh đang làm việc
tại một văn pḥng dạy lái xe ở con đường sau lưng Đại học xá Minh Mạng. Anh vẫn
thế, vẫn nụ cười rộng mở, vẫn tính cách hiền ḥa, nhiệt t́nh, lịch thiệp. Gặp
nhau, rũ nhau đi uống ly cà phê, hút vài điếu thuốc, tôi không hề nghe anh nói
ǵ về văn thơ, nào ngờ, anh đă làm thơ từ rất lâu, thời trung học đă xin bà nội
hai chỉ vàng để in tập thơ riêng của ḿnh, và hôm nay “xin vợ” một cây hai để in
tập thơ “Qua dấu bụi thời gian” nầy.
Tập thơ có 245 bài, mở đầu là bài “Mùi Mẹ hương tết” và bài
cuối cùng là “Tiễn bạn Trần đ́nh Mười”. Như anh viết ở phần vài ḍng tâm sự
“Những bài thơ, tứ thơ và lời thơ đều đơn giản, dung dị và không gai góc” và
giản dị, b́nh thường nhưng không tầm thường. Đúng thơ anh là như vậy, nhưng phải
nói thêm có rất nhiều bài thơ trong thi tập mượt mà, sâu lắng, làm xao động ḷng
người như những bài ca dao của quê hương chúng ta. Trong 245 bài này, gần 40
chục bài thơ đầu tiên là “ Thơ trong máu thịt” anh viết cho những người thân yêu
của ḿnh, nhưng bao trùm lên tất cả là về Mẹ. Phần sau với hơn 200 trăm bài, anh
viết đủ loại từ t́nh yêu, t́nh quê hương, những kỷ niệm về những vùng đất anh đă
đi qua, đă sinh sống, làm việc, cuộc sống nơi xứ người, những lần gặp gỡ vv…,
chỉ thiếu vắng những chủ đề chính trị.
Tôi chỉ là người đọc thơ, yêu thơ vừa phải, nên trong những đề tài
mênh mông anh viết, tôi chỉ chọn hai loại để ghi lại những cảm giác của ḿnh:
một là những bài thơ viết về Mẹ của anh và hai là những bài thơ anh viết liên
quan đến những người bạn chung của chúng tôi.
Viết về Mẹ, là đề tài phổ biến nhất chỉ sau t́nh yêu đôi lứa, v́
tiếng Mẹ, nhất là khi Mẹ đă qua đời, là tiếng kêu thống thiết nhất của con người,
như lời thơ Trần Trung Đạo “ Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười”. C̣n với Trần Kiêu
Bạc, hai mươi tám bài thơ đầu của thi tập anh dành cho Mẹ, chúng ta thử đọc một
số trích đoạn:
Con bên này nhớ Mẹ bên kia
Như xa lộ thẳng đường không sao khác
Chiều nay nhớ nhà xe chở đầy hương Tết
Con chở theo ḿnh mùi Mẹ đầu năm.
“ Mùi Mẹ hương Tết”, page 1
Thượng tuần tháng Giêng trăng dẫn Mẹ ra đi
Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng
Vu lan nầy trăng về trong mưa xám
Trăng trở lại ḿnh, hoa vẫn trắng màu tang
“Mùa trăng Vu lan”, page 3
Con quỳ đây lạy Mẹ đến vô cùng
Trong hương khói t́m đâu h́nh bóng Mẹ
Nửa đoạn đời sau trong miền dâu bể
Vẫn mang nặng hoài hai chữ mồ côi
“ Bài thơ dâng Mẹ”, page 4
Nhang vẽ những ṿng tṛn
Từng số không nối tiếp
Ngàn số không tội nghiệp
Vương vấn bước Mẹ đi
Có ngày nào Mẹ về
Qua ṿng tṛn khói trắng
Những số không im lặng
Tỏa ngát mùi hương quen
“ Trong hư ảo khói nhang”, page 6
Hay chúng ta đọc bài “Hát ru cho Mẹ” ở trang 10, đây là bài thơ lục
bát mượt mà, êm như lời ru ca dao: “Mẹ ru con suốt đêm trường, Giờ con ru Mẹ qua
hương khói mờ.” Ḍng lục bát nầy trăi dài trong những bài thơ tiếp theo nghe thê
thiết làm sao.
Đặc biệt với bài thơ “ Nhà không c̣n Mẹ” ở trang 14, mở đầu với bốn
câu:
Cảm ơn người đă ghé thăm Mẹ tôi
Tiếc đă trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất
Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngát
Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa
Ngày đó, khi hay tin Mẹ của bạn tôi mất, bạn TBS và tôi chở nhau từ
Saigon lên Tây Ninh viếng tang trễ, miền quê bạn cũng giống như quê tôi: cũng
nghèo, cũng lầm than dù hai miền đất nước này rất khác nhau. Chúng tôi được gặp
anh chị Tư, được khấu đầu lễ Bác, với di ảnh như tấm h́nh được in trong tập thơ
nầy.
Những bài thơ nào của anh về Mẹ cũng thật hay, thể hiện nổi ḷng của
đứa con ở cách xa Mẹ ngàn trùng với những nuối tiếc, xót thương, trăn trở. Nhưng
sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ ḿnh giờ cũng đều muộn màng, v́ các
Người đă ra đi, đi măi không bao giờ về nữa.
* * *
Anh viết nhiều về bạn bè, trong đó có hai bài thơ rất gần gủi với
tôi, đó là bài Những chiếc ghế c̣n bỏ trống và bài thơ Tiễn bạn Trần đ́nh Mười.
Khoảng năm 2009, từ Sacramento, miền bắc California, nơi anh ở, anh
về thăm Orange County, anh chị LPB, TTN có làm một bữa tiệc tại tư gia, mời bạn
bè cùng khóa đến gặp anh. Chủ nhân đă mời khoảng hai mươi người, nhưng chỉ có
tám người hiện diện, dù không được đông đảo nhưng chúng tôi rất vui v́ đây là sự
hội ngộ của những người bạn thân. C̣n việc bạn bè vắng mặt cũng là chuyện thường
t́nh trong cuộc sống bận rộn bên này, nên chúng tôi không để ư tới những chiếc
ghế trơ trọi không có người ngồi trong buổi tiệc này. Nhưng với một tâm hồn rất
nhạy cảm, nhà thơ rất ngậm ngùi khi thấy những chiếc ghế bỏ trống này. Tối hôm
sau, khi về lại nhà, anh đă post bài thơ đặc biệt nầy cho chúng tôi. Qua việc
nầy, anh LPB khen anh là xuất khẩu thành thơ, giống như Tào Thực thời Tam Quốc
bên Tàu. Nhà văn Nguyễn xuân Hoàng và Nguyên Hạ có bài nhận định và cảm tác về
bài thơ nầy được đăng ở phần phụ lục từ trang 247. Tôi xin trích vài đoạn trong
bài thơ “ Những chiếc ghế c̣n bỏ trống”:
Bạn của năm xưa không về được
Bạn của ngày nay cũng vắng rồi
Những chiếc ghế con c̣n bỏ trống
Xích lại gần nhau cũng lạnh thôi
Ly rượu mừng nhau vơi phân nữa
Ch́m tận đáy ly những khóc cười
Thủy tinh trong suốt qua tầm mắt
Rượu một ḍng lại chảy nhiều nơi
………………..
Tôi viết bài thơ buồn độc vận
Như một ḿnh giữa bóng trăng soi
Tôi nhặt miếng trăng rơi xuống cỏ
Kết nên t́nh bạn sáng muôn đời
Bài thơ “Tiễn bạn Trần Đ́nh Mười” là tiếng khóc của bạn bè khóa Đốc
Sự 17, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh khi bạn Trần Đ́nh Mười ra đi. Tôi xin chép
đầy đủ bài thơ nầy, cũng là để tưởng niệm người bạn thân thiết của ḿnh sau một
năm bạn về miền miên viễn:
Như chim lạc đàn, bạn vội bay đi
Để ḷng tháng Giêng buồn hơn tháng Chạp
Trời đă xuân sao tay đầy gió bấc
Trăng vừa rằm lại khuyết mất một bên
Sẽ không c̣n giọng ngâm ngọt thân quen
Tiếng vọng Hồ Trường bay qua ḷng đất
Đem nụ cười xinh thay bằng nước mắt
Những mộng ước tṛn bỗng hoá hư không
Thềm nhà xưa không c̣n những dấu chân
Mâm cơm ngày sẽ bớt đi đôi đũa
Vợ thức trông chồng chờ nghe gơ cửa
Chỉ thấy đêm dài ch́m đáy vực sâu
Tiễn bạn một lời, bè bạn xót đau
Mây ngũ sắc xin về đây hội tụ
Mang bạn đi cho gặm hoài nỗi nhớ
Xa bạn một đời, xa măi từ đây
Bạn đi trước tôi, xin nhận một lạy này…
Tôi thường thầm th́ khấn câu cuối của bài thơ nầy khi đến viếng mộ
bạn Trần đ́nh Mười và những người bạn khác khi họ từ giă cỏi đời nầy.
Ở hải ngoại nầy, cho ra đời một cuốn sách, một tập thơ thường đi kèm
với sự trăn trở, không phải do khó khăn về vật chất mà là do sự đón tiếp: lặng
ngắt, không nghe thấy ǵ cả, kể cả một lời chê cũng không có. Nhưng đối với nhà
thơ của chúng ta: “Thơ đến với tôi tự nhiên như không khí, như hơi thở, như nắng,
như mưa…” nên làm ǵ có sự toan tính ở đây, nhất là khi anh có người bạn đời,
chị Nguyễn thị Mỹ Châu, mà đọc lời bạt ở cuối sách ta mới thấy hết được tấm ḷng
yêu thương, tin cậy chồng ḿnh với những lời văn dí dỏm, nhẹ nhàng, thông minh,
duyên dáng của người vợ miền Nam của anh.
Ngô Xuân Vũ
Chút quà
nhỏ đầu năm Giáp Ngọ 2014
Quí anh chị có thể ghé
văn pḥng bạn Lê Phước Ba để nhận.
8051. Westminster Blv., Westminster, CA 92683
ĐT: (714) 891-9996
PHÂN ƯU
Vừa nhận được tin buồn
Bào huynh của Bạn Lữ Thế Cần
(ĐS17) là Ông Lữ Thế Liêm (Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành
Chánh Ban Đốc Sự Khóa 14) vừa mới qua đời lúc
5:30 sáng ngày 3 tháng 2 năm 2014 tại Sàig̣n, Việt Nam. Hưởng thọ
67 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng Anh chị
Lữ Thế Cần và tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Ông Lữ Thế Liêm
sớm được siêu thăng tịnh độ nơi cơi Niết Bàn.
LỜI NGỎ
Tuổi đă xế chiều
tôi mới thực sự
bắt đầu làm thơ
và phổ biến
trong bạn bè
đồng môn và thân
hữu. Thực ra,
ḷng yêu thơ của
tôi đă manh nha
từ thuở thiếu
thời và đă vơ vẽ
làm đôi bài vào
thời mộng mơ mới
lớn, khi đă, lần
đầu, biết rung
động, xao xuyến
khi nh́n thấy
một tà áo dài
thướt tha bay
bay trong gió
chiều giờ tan
học, hay nh́n vẻ
e thẹn, đoan
trang, kín đáo
đầy nữ tính của
người bạn học có
khuôn mặt bầu
bĩnh với mái tóc
cắt ngắn đầy ấn
tượng.
Rồi công việc sau khi tốt nghiệp, rồi
ḍng xoáy cuộc
đời, rồi bể dâu
biến đổi làm sự
nghiệp trắng tay,
rồi uyên ương ly
biệt khiến bao
năm phải lâm
cảnh gà trống
nuôi con, rồi
cơm áo gạo tiền
quẫn bách … tất
cả đă làm thui
chột dần mộng mơ,
thi hứng trong
tôi gần bốn mươi
năm ṛng.
Thoắt, tuổi già đă lặng lẽ đến, con
cái cũng đă dần
lớn khôn.
Thoắt, đă đến tuổi hưu, giao hết nỗi
lo cơm áo lại
cho các con, bởi
“lực bất ṭng
tâm”, càng cố
làm càng rối.
Thoắt, nỗi sầu trống vắng lộ ra, nỗi
buồn cô đơn ập
đến, thiếu người
để tâm t́nh, để
sẻ chia tâm sự
dồn nén bấy lâu,
trong lúc lại dư
thừa thời gian
rảnh rỗi.
Thế rồi, do một cơ duyên, tôi nối lại
được liên lạc
với bạn bè đồng
môn, qua
Internet, sau
bao năm ly cách
bởi mệnh nước
nổi trôi. Qua
chuyện tṛ trao
đổi, qua
internet chia sẻ
tâm t́nh cởi mở
cùng nhau, tôi
và các bạn đă
xác định được
một điều:
“sau
bao nhiêu đổi
thay, gian khó
tâm hồn ta vẫn
không thay đổi,
khô cằn.” Phải
không các bạn?
Thế là tôi bắt đầu làm thơ trở lại:
bài thứ nhất,
bài thứ hai, thứ
ba kế tiếp… Cảm
hứng dạt dào,
tuôn tràn, vội
vội vàng vàng…như
chạy đua với
thời gian, như
sợ không c̣n kịp
để bộc bạch, thổ
lộ cho hết tâm
tư, cho hết
những điều muốn
nói, cần nói…
trước khi “ra đi
không mang theo
va-li”.
Những bài thơ trong tập thơ này, mới
được viết từ năm
2009 đến nay, là
tự sự cho một
quăng đời tôi,
chân t́nh, cởi
mở… tưởng chừng
đă đi vào quên
lăng, tưởng
chừng đă bị chôn
vùi trong lớp
bụi thời gian.
Nay, tôi gom lại
thành tập thơ
nhỏ này để xin
được thân ái
trao tặng đến
bạn bè đồng môn
và thân hữu gần
xa từ lâu đă gắn
bó, thân t́nh,
như một món quà
kỷ niệm.
Cuối cùng, xin nói thêm, trong một số
bài trong Tập
Thơ này, tôi có
nhắc đến hoàn
cảnh riêng tư
của một số bạn
bè thân thiết là
đối tượng, là
nội dung của bài
thơ, nếu có điều
ǵ thất thố,
thiển cận, chủ
quan …th́ cũng
xin các bạn niệm
t́nh bỏ qua.
Tác giả rất mong các bạn, đă có giao
t́nh hơn bốn
mươi năm qua đón
nhận “Tưởng đă
quên” trong t́nh
đồng môn, bạn
hữu ấm nồng,
thân thiết.
Trần
Quốc Tiến Mùa mưa 2013
THƯ XUÂN GỞI
BẠN
Riêng gởi các bạn ĐS17 ở phương xa
Gởi
hết nắng vàng, nắng Sóc Trăng
Gởi niềm thương mến, nỗi băn khoăn
Phương trời lữ khách ai c̣n nhớ ?
Những mùa xuân ấm ở quê nhà.
Gởi
đến bạn bè hương của hoa
Mai vàng, đào thắm, hạnh kiêu sa
Gởi thêm khói bếp chiều năm cuối
Trông bánh, mơ về nơi chốn xa.
Gởi
lời chúc đẹp, gởi câu ca
Ghi dấu t́nh quê rất đậm đà
Bao năm xa cách, bao lưu luyến
Vui Tết tương phùng, mong thiết tha.
HIỆP MINH
Sóc Trăng Xuân 2013
CẢM NGHĨ MỘT CHUYẾN ĐI
Trong một cơi đi về nào đó, ta bỗng giật
ḿnh tưởng ḿnh đang trong giấc mộng. Những
ước ao bỗng với tay ra khỏi cửa đón chào. Ta
mới biết cửa Thiên đàng rộng mở. Bạn và ta
gặp nhau niềm nở, 5 năm trời mới hội ngộ lại
Nam Cali. Ngô xuân Vũ vẫn là người đón tôi ở
phi trường LAX như 5 năm trước
đó, chỉ có
khác là kỳ nầy chiếc xe Camry mới cáu cạnh
với màu trắng uyên nguyên và màu
da của ghế
ngồi thật đẹp. Trời Cali như dành tối
đa sự đón tiếp nên khí hậu thật tuyệt vời.
Vẫn nụ cười hiền ḥa của thuở nào, vẫn dáng
dấp hào hùng của thời đi học, bạn đă nói như
đinh đóng cột (trích nguyên lời bạn), hứa và
làm luôn phải sánh đôi. Đưa tôi về văn pḥng
mới của anh Lê phước Ba và sau đó đi ăn
trưa, uống cafe. Anh Ba trở lại làm việc.
Anh Vũ đưa tôi viếng mộ anh Trần đ́nh Mười.
Anh nằm trong nghĩa trang thật đẹp, yên tĩnh.
Bạn nằm xuống và ra đi miên viễn
Cuộc chơi tàn đến lúc phải chia tay
Bao ước vọng của một thời tuổi trẻ
Đành trao cho con cháu từ đây
Tôi đứng ngậm ngùi thương nhớ trước mộ, hoa
tươi của vợ anh hằng ngày cắm cho anh như
rực rỡ trong nắng trưa. Nét oai phong khi
ngâm bản Hồ trường, quê hương anh có anh
hùng Nguyễn Huệ, con cháu đời đời vơ thuật
tuyệt luân. Tôi đă được thưởng thức Lê hoa
quyền và Lê hoa kiếm trước 1975. Tấm bia mộ
có h́nh bạn và ḍng chữ ĐS17 và gia đ́nh
thiết lập. Nhớ năm 1994 tháng 7, tôi từ
Washington DC và Phạm quang Hải từ Toronto,
Canada đến dự tiệc họp mặt ĐS17 tiếp đón 3
gia đ́nh họ Trần định cư Nam Cali, mới đó mà
đă 19 năm tṛn. Bây giờ th́ c̣n Trần đ́nh
Lạng ở Nam Cali, c̣n Trần văn Tuôi đă chuyển
về ở Bắc Cali. Sau đó anh Vũ đưa tôi đến
thăm chị TĐMười và đốt nhang trên bàn thờ
anh. Mừng cho chị Mười và các cháu có căn
nhà ấm cúng xinh xinh. Vũ đưa tôi về nhà
nghỉ ngơi. Căn nhà Vũ cũng xinh xinh và đă
đi vào sử liệu trong cuộc tiếp đón Cung
trọng Thanh vừa qua. Tôi thích nhất là nơi
anh treo chiếc vơng có cây cao che mát. Nơi
nầy mà nằm đọc sách th́ tuyệt. Chiều đó Vũ
đưa tôi tới thăm người anh tinh thần của
thời thơ ấu và sau khi ra khỏi tù về đến
Sàig̣n anh đă mở tiệc mừng cho tôi được tự
do. Tối đó anh Lê phước Ba khoản đăi, Phạm
phước Ngữ đến tay bắt mặt mừng. Tối về nhà
anh chị Lê phước Ba nghỉ ngơi. Sáng hôm sau
là Lễ Độc Lập Hoa Kỳ. Anh Ba đưa tôi thăm
băi biển nơi anh cư ngụ, băi biển Seal
Beach. Gần trưa chúng tôi đến nơi cắm trại
của gia đ́nh anh Trần bạch Thu
ở Long Beach, khung cảnh
thật đẹp. Có ngọn Hải
đăng và có tàu Queen
Mary nằm nghe sóng vỗ. Tôi được đăi ăn một
bữa thịnh soạn do 3 gia đ́nh của anh Thu
khoản đăi. Gió biển lạnh (đối với tôi),
nhưng t́nh nồng ấm của đại gia đ́nh anh Thu
và nắng Cali đă làm tôi ấm.
Biển vẫn đẹp như người t́nh muôn thuở
Nước trong xanh như mặt ngọc Athens
Chân trời rộng vẫn xa hơn tầm mắt
Bên kia bờ là dải đất quê hương.
Chiều anh Ba đưa tôi đến thăm người anh kết
nghĩa của tôi trong tù, anh Dương văn San,
anh Nguyễn hữu Thọ (CH5) cũng đến thăm tôi.
Ôi bao kỹ niệm trong tù và những nhân vật
đặc biệt cũng được nhắc lại, ngày đó khi ra
tù 1983 tôi có làm vài câu thơ:
Bạn bè bao năm cùng chung gian khổ
Bây giờ chia tay c̣n đầy nỗi nhớ
................
C̣n sống và c̣n gặp lại trên đất Hoa Kỳ, quả
thật là ơn phước lớn. Sau đó anh Trần đ́nh
Lạng đến, người bạn tri âm tri kỷ cặp bài
trùng, anh và tôi có quá nhiều kỹ niệm. Kế
anh Phạm phước Ngữ tan sở ra đến đón tôi và
anh Lạng đến nhà hàng có anh chị Huỳnh nhân
Hậu đợi sẵn. Sau đó chia tay anh Lạng, Ngữ
đưa tôi và anh chị Hậu về Irvine xem pháo
bông, chúng tôi đứng trên cầu mà tôi ngỡ
ḿnh đang ở chốn non tiên ngày xưa Lưu
Nguyễn đă đến. Chúng tôi về nhà anh chị Ngữ.
Anh Hậu và anh Ngữ ḥa đàn, tiếng ca anh Hậu
trầm ấm. Hai anh hát và đàn cho tôi nghe
những bản nhạc của một thời tuổi trẻ. Tôi là
người mê tiếng đàn Guitar từ nhỏ. Khi đến
bản "Anh c̣n nợ em", tâm tư tôi trở lại một
vùng kư ức. 1 giờ khuya anh chị Hậu ra về.
Ngày 5 tháng 7 anh Ngữ đưa tôi đi San Diego.
Chúng tôi ghé thăm anh Lê Hoành Thái, người
bạn thời Trung học, cùng tôi trải qua những
sóng gió ở trại tỵ nạn Palawan Phillippines,
mất liên lạc 22 năm, bây giờ mới gặp lại
được nhau. Kế đến, chúng tôi thăm Trần đắc
Mưu. Tôi và Mưu đă có những buổi chiều tâm
sự ở trại Bataan, Philippines. Tôi vô cùng
ngạc nhiên khi bạn tŕnh bày những công
tŕnh tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam mà bạn
đă đóng góp cho những hội chợ tết vietnam
trong 10 năm qua (mỗi năm một đề tài như Hồ
Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột ....) Năm nay anh
thực hiện chủ đề: "Thánh Gióng". Nh́n dụng
cụ nghề nghiệp, và khả năng thực hiện những
công tŕnh, tôi vô cùng khâm phục. ĐS17 tự
hào về anh, chúng ta có một tài năng tiềm ẩn
khá cao về nghệ thuật. Nếu anh học về điêu
khắc từ lúc nhỏ th́ anh đă nỗi tiếng từ lâu.
Bạn đă thấy niềm vui trong nghệ thuật
Đời một ngựi đâu có dài lâu
Nên hồn ch́m trong chiêm nghiệm thâm sâu
Dựng trở lại quê hương trong sử sách.
Sau đó Ngữ, Mưu và tôi đến nhà Trương văn
Anh. Anh và tôi cùng thực tập ở Nhatrang.
Tôi hiểu anh khí tiết và cương trực. Người
tù 20 năm giờ đă có 3 con, 2 gái 1 trai, một
căn nhà khang trang, một nghề nghiệp vững
trên đất nước Hoa kỳ. Con đường của tôi đă tṛn,
nhưng con đường của anh c̣n dài. Chúng tôi
muốn làm đêm không ngũ nhưng đến 3 giờ sáng
th́ không chịu nỗi. Ngày 6 tháng 7 chúng tôi
4 người đi thăm chị Ngô thị Hiển. Thắp cho
anh Hoàn một nén nhang, chúng tôi thăm khu
vườn của chị. Bên dưới khu vườn là hồ tắm
nước trong xanh. Chị đă đem quê hương sang
đây với những khóm chuối, dàn chanh giấy,
mản cầu dai. Bóng râm che phủ mát những viên
gạch ciment tṛn hài ḥa như chứa đựng một
trận đồ thâm ảo. Đặc biệt chị có một con rùa
khá lớn, chị làm sân chơi cho nó. Có một
giống cỏ thật lạ, chị để trên nền đất, nó
hấp thụ khí trời đất mà sinh tiếp những
cành con. Chúng tôi được thưởng thức trái
cây và uống chanh giấy. T́nh bạn ấm cúng,
quyện trong khu vườn quê hương thật êm đềm
như câu thơ.
Ḷng quê ḥa quyện hương quê
Hương chanh hương bưởi sau hè nhà ai
Quê hương trong trái tim tôi
Giờ đây sống lại một trời yêu thương.
Từ giă chị Hiển, chia tay Mưu, Anh; Ngữ và
tôi về lại nhà. Trên đường về Ngữ hát cho
tôi nghe những khúc hát trong tù, và tôi
cũng hát bài Hoa cúc vàng.
Chỗ em đứng chờ anh ra, bây giờ thiên hạ
trồng hoa cúc vàng.
Mỗi lần có dịp đi ngang, nhớ em anh
tưởng áo hàng lụa bay.
Nghĩ hoài sóng mũi cay cay, mấy năm
chẳng đặng một ngày gần nhau.
Hạnh phúc thường hay qua mau, vắng nhau
th́ thấy ở đâu cũng buồn.
Tự dưng thương ghế thương bàn, Nơi em đă
để cho làn hương rơi.
Anh muốn kêu lên em ơi, nhớ ǵ nhớ thế
chết người như không.
Tay ṿ hoa cúc nát ḷng, vàng phai hay ư
chờ mong nhạt dần.
Về nhà Ngữ, chị Ngữ đăi bánh bột lọc gói lá
chuối hấp thật ngon. Tối anh chị Hậu khoản
đăi ở nhà hàng Đại Hàn, món tàu hủ thật ngon,
tiếc rằng tôi không rành món ăn nên không
diễn tả được. Sau đó về căn nhà ở bờ biển
của anh chị Hậu Sanjuan Capistrano, có
balcon nh́n ra biển, nhà anh chị có thác
nước với đèn thật đẹp. Đêm nay tôi được ở
khách sạn 5 sao. Sáng hôm sau ăn sáng, cafe
xong, anh Hậu đàn và hát cho tôi nghe 5 bản
nhạc trong đó có 2 bài do anh ḥa âm thơ của
Trần quốc Tiến. Dù không có thời gian nhiều,
nhưng anh cũng đưa tôi đi dạo băi biển có
mùi rong biển. Sau đó c̣n đưa tôi đi dạo một
ṿng nơi bến tàu sang đảo.
Xa vẫn nhớ và không quên sóng biển
Biển mặn mà hàm ẩn nghĩa yêu thương
Đă bao năm tôi vẫn nhớ trùng dươņg
Ơn nâng đỡ những con tàu vượt biển.
Lại một buổi ăn trưa để anh chị Hậu bàn giao
tôi lại cho anh Ngữ. Chiều anh Ngữ đưa tôi
đến nhà hàng để dự buổi họp mặt chính 7/7.
Có Lữ thế Cần, dù lái xe 65 miles, Chu văn
An, Chế minh Châu, Trần bạch Thu, Anh chị Lê
phước Ba, Ngô xuân Vũ, Phạm phước Ngữ. Anh
chị Đức đi lạc một nhà hàng khác.
Năm năm trước
gia đ́nh Sương đă đến dự cuộc họp mặt 35 năm
nh́n lại, giờ đây sau những phong ba băo tố,
nhưng các bạn vẫn phong độ như ngày nào,
khuôn mặt Chu văn An giống ca sĩ Anh Khoa,
An ở chung trại tù Thanh Cẩm 90A Thanh Hóa
với tôi, Lữ thế Cần và tôi 19 năm gặp lại,
bạn vẫn như ngày nào, Chế minh Châu tṛn
trịa hơn. Chai rượu anh Ngữ đem đến quá lớn,
9 người mà uống không hết. Buổi họp mặt kéo
dài 2 giờ đến 9 giờ phải chia tay để anh Cần
lái xe về 65 miles, Anh Ngữ gần 20 miles.
Tôi về với Chế minh Châu. 5 đêm tôi đă trải
qua 5 nhà, đêm thứ nhất nhà anh chị Lê phước
Ba, đêm thứ nh́ nhà anh Phạm phước Ngữ, đêm
thứ ba ở nhà Trương văn Anh, đêm thứ tư ở
nhà anh chị Huỳnh nhân Hậu. Sáng hôm sau lại
có buổi cafe sáng tại nhà anh Chế minh Châu,
Anh Chu văn An và anh Châu trùng tư tưởng (những
tư tưởng lớn gặp nhau) đều mua bánh Paté
Chaut ở tiệm ngon nhất: Au Coeur De Paris ở
số 9441 Edinger Ave, Westminster, CA 92683
làm tôi phải ăn 2 cái (cho nó đều, không th́
nó chênh), anh chị Nguyễn Viết Đức đến với
hộp bánh kem Flank với hàng chữ: "Chào mừng
bạn Sương" với những cành hoa thật đẹp. Vô
cùng cảm động. Anh chị vô cùng chu đáo. Anh
Ngữ lại xuất hiện. Hôm nay là ngày thứ tư
anh dành cho tôi, thật không bút nào tả xiết.
Cả 2 thứ bánh sáng hôm nay là những món bánh
tôi thích nhất, cộng với cafe ngon tuyệt vời
của anh Chế minh Châu, suốt đời tôi không
thể nào quên, sáng hôm nay cũng có mặt anh
Ngô xuân Vũ. Sau đó anh Ngữ đưa tôi đến thăm
đài Chiến sĩ Việt Mỹ: "Freedom Park_Vietnam
war monument." Trưa lại họp mặt ở tiệm cháo
cá Chợ Cũ 8550 Westminster Blvd, CA 92683.
Lần nầy có sự xuất hiện của Dương thị Ḥe.
Như vậy là các bạn lớp 17 tôi ước ao được
gặp đă thỏa nguyện. Sau đó anh Phạm phước
Ngữ đưa tôi đi thăm vị thầy cũ và cũng là ân
nhân của cuộc đời tôi: Giáo sư Lê trọng
Ngưng, GS. TH Vơ Tánh, Nhatrang và TH Nguyễn
Huệ, Tuy Ḥa. Tôi có thể nói một câu: "Không
có Thầy, th́ không có tôi." Thầy đă giúp tôi
trên chặng đường gian khổ và hổ trợ cho tôi
trong lúc gian nan. Tôi chia tay Ngữ tại nhà
Thầy Ngưng. Chiều Thầy đưa tôi đi ăn ở nhà
hàng Tài Bửu Paris, 9684 Westminster Blvd,
CA 92844. Tôi và thầy có dịp chia xẻ và tâm
t́nh sau 5 năm gặp lại. Thầy Ngưng đưa tôi
về văn pḥng anh Lê phước Ba. Đêm ngày 8/7
tôi nghỉ lại nhà anh chị Lê phước Ba. Tối
tôi ngũ thật ngon đến 7 giờ sáng. Ăn sáng
xong 9 giờ chị Ba đưa tôi đến khu Bolsa để
tôi một ḿnh đi dạo khu Phước Lộc Thọ, cùng
mua một ít quà cho gia đ́nh. Tôi ghé thăm
tiệm sách Tú Quỳnh, Trung Tâm băng nhạc
Asia, thưởng thức thức uống và ăn trưa ở Tea
Zones, một khung cảnh sạch sẽ, tuy nhỏ nhưng
tŕnh bày xinh xắn. Đây là một thương hiệu
khá hay và rất hợp với nền kinh tế Mỹ, dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tôi về lại văn
pḥng anh Lê phước Ba, để 6 giờ th́ anh chị
Chế minh Châu đến đi cùng anh chị Ba và tôi
đến nhà hàng Y.C Seafood ở Los Angeles.
Trước khi đến nhà hàng anh Ba chở tôi thăm
một ṿng thành phố Los Angeles, có anh Châu
giới thiệu tường tận (v́ trước đây anh đă
từng sống ở đây). Đến nhà hàng anh chị Đức
đă order sẵn món ăn, khỏi chờ đợi lâu. Các
món ăn thật ngon, và nói thật với các bạn
đối với tôi đây là những món ăn mà tôi cảm
thấy tuyệt vời. Đêm nay anh chị Đức đưa tôi
về nhà ở Long Beach nghỉ lại. Ban đêm những
exit vào freeway đóng cửa, anh phải lái xe
lên phía North để t́m đường vào freeway
xuống lại phía nam. Anh lái xe thật b́nh
tĩnh. Sáng hôm sau anh phải dậy 4 giờ sáng
để đưa tôi ra phi trường LAX, v́ nhà anh ở
cũng rất xa, mất 1 giờ lái xe trên freeway.
5 giờ tôi có mặt ở phi trường LAX. Chia tay
anh Đức. 7:41 phi cơ cất cánh. Giă từ Los
Angeles, giă từ Nam Cali thân yêu. Các bạn
đă cho tôi một chuyến đi tốt đẹp. Thăm tất
cả những ai tôi cần thăm, ăn nhiều nơi ngon,
danh tiếng. Và cho tôi cư ngụ trong căn nhà
của các bạn một đêm. Tính đến nay trong khóa
17 th́ tôi đă ngũ qua đêm nhà Nguyễn thanh
Hùng ở Vancouver, Canada, nhà Đặng phước Bảo
ở Seattle, nhà Lê linh Sơn ở Houston, TX,
nhà Lê văn Bảy ở Boston, nhà Phan Bạch Ngọc
ở Phila, cộng với 6 nhà kỳ nầy là tôi đă
được ngũ qua đêm 11 nhà. Thật t́nh bạn khóa
17 tràn như bát nước tràn. Chắc tôi phải làm
một chuyến đi khác để ghi thêm vào list nhà
tôi đă ngũ qua đêm. Không biết dùng từ nào
để cám ơn các bạn. Đành phải mượn câu của
các bạn viết lên bảng khi tốt nghiệp: "Có
nói cũng không cùng".
Thân ái,
Phạm duy Sương
Đến nay th́
tôi chẳng hiểu ǵ Như thời đi học đứng ngây si Nh́n em đi học khoe hương sắc Để uống cô đơn gió thầm th́....
Mong
các bạn niệm t́nh bỏ qua, nếu có ǵ sai sót
và lẩm cẩm. Đa tạ.
Các bạn thân mến,
Sương sinh ra ở trong một ngôi chùa quê cách
thành phố Nhatrang 15 cây số về phía tây.
Tên ngôi chùa đó là Minh Thiện,
lúc đó Ông ngoại Sương làm từ giữ chùa. Ông
không ăn chay được và vẫn có gia đ́nh.
Ba Sương là một người nhiều vợ, Má Sương là
một người không biết chữ. Năm Sương lên 6
th́ Ba và Má của Sương chính thức ly dị tại
Ṭa án. Sương sống với Mẹ. Năm lên 8 Ba
Sương lập mưu bắt Sương theo ông ta về ở với
d́ ghẻ khi ông ta đổi ra Tuy Ḥa làm việc (cách
NhaTrang 120 cây số về phía Bắc). Sương sống
với Ba và D́ ghẻ 8 năm. Trong thời gian đó
Sương đă trốn về với Má một lần năm 12 tuổi,
nhưng hai người cô của Sương bắt Sương đem
ra Tuy Ḥa giao lại cho Ba với lời nói chân
t́nh: "con gắng học lấy cái chữ". Câu nói
nầy theo Sương cả đời.
Năm 15 tuổi Sương đang học lớp Đệ tam (tức
lớp 10 bây giờ), Ba Sương đă đánh Sương một
trận đ̣n chí tử, Sương tính bỏ học nhưng nhờ
Thầy Lê trọng Ngưng khuyên Sương gắng học
hết năm lớp 10 v́ chỉ c̣n 1 tháng nữa là hết
niên khóa, thầy giúp Sương chuyển trường vào
Vơ Tánh Nhatrang. Việc chuyển trường không
dễ v́ Ba Sương là công chức. Thầy Lê trọng
Ngưng rút học bạ và làm chứng chỉ học tŕnh
cho Sương xong gởi gấm Sương cho Thầy Hồ
đăng Châu (là em rễ của Thầy) đang dạy ở
Trường Trung học Vơ Tánh Nhatrang. Thầy hiệu
trưởng Lê Nguyên Diệm và Thầy giám học
Nguyễn Thúc Thâm nhận Sương vào trường chỉ
có 1 lư do duy nhất là học sinh giỏi (Sương
đứng đầu lớp năm lớp 10). Nếu năm đó Sương
không đứng nhất, nếu năm đó không có giáo sư
Lê trọng Ngưng, nếu năm đó không có giáo sư
Hồ đăng Châu thi Sương đă bỏ học.
Sau khi học xong lớp 12 Sương dự định bỏ học
v́ không có tiền vào Sàig̣n. Chúa đă làm
phép lạ, Mục sư Comb lúc đó đang trông nom
nhà thờ Baptist ở Phước Hải Nhatrang giới
thiệu Sương vào Cam Ranh gặp Mục sư Round (đang
chuẩn bị trở lại Hoa Kỳ) Ông đă đưa Sương
vào quân cảng làm giấy tờ đi cùng gia đ́nh
ông vào Sàig̣n bằng phương tiện phi cơ quân
sự. Đến Sàig̣n Mục sư David ra đón và đưa về
tạm trú tại nhà ông. Lúc nầy giáo sư Lê
trọng Ngưng đă chuyển vào làm chủ sự ở Trung
tâm thính thị Sinh Ngữ thuộc Bộ Giáo Dục.
Thầy Ngưng đă đưa Sương vào làm thư kư công
nhật tại đây. Sương có phương tiện đi học là
nhờ lương chính phủ. Sương thi vào trường
hành chánh với tư cách công chức (nếu thi
với thí sinh thường th́ Sương không đậu nỗi).
Tất cả cuộc đời Sương toan tính bỏ học 3 lần
nhưng Chúa là đấng từ trời cao đă nh́n thấy,
Chúa muốn Sương phải học và đi theo con
đường Chúa sẽ tỏ bày cho Sương. Con đường đó
chưa chấm dứt, c̣n 1 việc ǵ đó Chúa sẽ dùng
Sương (Sương linh cảm như thế). Viết những
ḍng nầy cho các bạn để nói lên một điều: "suốt
đời phải học". Học cho đến khi ḿnh nhắm mắt
và bây giờ Sương cần học là Thiền. Câu nói
của Thiền sư Mă Tổ: "của báu trong nhà ḿnh
không đoái hoài chạy đi t́m cái ǵ". Không
có phân biệt Chúa hay Phật. Đó chỉ là tên
gọi. Nếu chỉ biết có quyển Kinh Thánh th́
không thể nào gặp Chúa. Thiền với một câu
nói: "khi nào ngươi chỉ trong 1 ngụm uống
trọn hết nước trên quả địa cầu nầy ta sẽ nói
cho con biết ư nghĩa của tổ Đạt Ma sang Tây
Trúc là ǵ". Lành thay và sâu nhiệm thay.
Câu nói ấy đă giảng hết lời Phật muốn dạy.
Thân ái, Phạm duy Sương
PHÂN ƯU
Vừa nhận được tin buồn Nhạc Mẫu Bạn Diệp Thanh
Sang (ĐS17) là Cụ Bà quả phụ Hoàng văn Liệu, Nhủ danh Anna Trần Thị Thuận
(1931-2013) vừa qua đời lúc 11:54 phút sáng ngày 17 tháng 03 năm
2013 tại S.W Memorial Hospital, Houston, Texas. Hưởng thọ 83 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng Anh chị
Diệp Thanh Sang và tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Cụ Bà
Anna Trần Thị Thuận
sớm được Hưởng Nhan Thánh Chúa.
Lễ Phát Tang:
Thứ năm 3/21/2013 lúc 7:00 P.M.
Linh cửu hiện quàn tại nhà quàn Vĩnh Phước 8514 Tybor
Dr., Houston, Texas 77074, Đ/T: 713- 71-9999.
Thăm Viếng:
Thứ sáu 3/22/2013 từ 10A.M
đến 09 P.M.
Thánh Lễ Tiễn Đưa:
Thứ bảy 3/23/2013 lúc
10:30A.M tại Nhà thờ Ngôi Lời Nhập Thể: 8503 Kirkwood Dr.
Houston. Texas 77099.
PHÂN ƯU
Vô
cùng xúc động nhận được tin buồn Giáo sưLê Thái Ất, Pháp Danh Bảo Thông - Bút Danh Duyên Hạc, Giáo Sư Học Viện Quốc Gia
Hành Chánh - Saig̣n sinh năm 1928 tại Quảng Yên,
Việt Nam đă từ trần ngày 7 tháng 3 năm 2013 (nhằm ngày 26 tháng
Giêng năm Quư Tỵ) tại Fountain Valley, California. Hưởng Thọ 86
tuổi.
Các môn sinh ĐS17/QGHC xin thành kính chia buồn cùng Gia đ́nh Giáo
sư và toàn thể tang quyến. Nguyện cầu hương linh Thầy
Bảo Thông Lê Thái Ất
sớm được siêu thăng về Cơi Niết Bàn.
Chương
Tŕnh Tang Lễ:
- Thăm viếng:
từ
11 giờ sáng đến 8 giờ tối ngày Thứ Tư 13 tháng 3 năm
2013. Linh cửu được quàn tại Pḥng số
1
PEEK
FAMILY
FUNERAL HOME 7801 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683 - Điện
thoại (714) 893-3525
- Di quan & Hỏa táng:
Thứ Năm, ngày 14 tháng 3 năm
2013 lúc 9 giờ sáng.
PHÂN ƯU
Vô cùng xúc động nhận được tin
Bạn Trần Đ́nh Mười mất lúc
1 giờ 30 sáng ngày Thứ Hai 25 tháng 2 năm 2013 nhằm ngày
16 tháng giêng năm Quư Tỵ tại tư gia, Thành phố Anaheim, CA. Hưởng thọ
66 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Bạn Trần
Đ́nh Mười sớm siêu thăng tịnh độ về Cơi Vĩnh Hằng.
Chương
Tŕnh Tang Lễ:
- Thăm viếng: Thứ Bảy, ngày 2 tháng
3 năm 2013 từ 12 giờ trưa đến 08 giờ
tối.
Linh cửu được quàn tại Pḥng số 2 PEEK FUNERAL HOME 7801 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683 - Điện thoại
(714) 893-3525
- Di quan & An táng: Chủ Nhật, ngày 3 tháng 3 năm
2013 lúc 11 giờ sáng.
Nhớ Trần Đ́nh Mười ...
Có những phút ngă ḷng
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy
(Phùng
Quán)
Lúc nào tôi cảm thấy buồn chán, suy sụp tinh thần, tôi thường
đọc lại những bài thơ hay hoặc ngâm những đoạn thơ mà ḿnh thích. Không
biết ngôn ngữ thi ca có chất an thần hay không mà mỗi lần đọc lên tôi
cảm thấy thoải mái, yêu đời và có sức sống hơn. Với tôi thơ như một
phương thức buông xả để thấy mọi sự trên đời nầy đều nhỏ bé so với không
gian mênh mông, sâu thẳm của thi ca. Con người sẽ bị bào ṃn đến rả rời
từ thể chất đến tinh thần với cuộc sống quay cuồng thường nhật và nếu
không có thơ th́ cuộc đời sẽ vô vị biết bao! Thơ là khung trời biếc cho
cánh diều bay lượn lên cao. Là cơn gió mát mùa hạ từ biển khơi thổi vào
lục địa mang theo hương vị mặn mà của muối biển.
“Hồ Trường” đối với tôi chẳng những là một bài thơ hay mà c̣n
ghi dấu những kỷ niệm khó quên giữa tôi và người bạn quá cố Bùi Văn
Khanh. Cái hay của bài thơ là nói lên chí khí của một thanh niên trí
thức t́m đường du học cứu nước mà không gặp thời, lỡ vận. Ước vọng không
thành để rồi:
Ngh́n năm nước chảy ḍng sông Dịch
Chí lớn hao ṃn theo dấu rêu.
C̣n cái kỷ niệm sâu sắc mà tôi luôn luôn nhớ măi là Khanh thường
sưu tập những bài thơ hay, trong đó có bài Hồ Trường tặng tôi và yêu cầu
tôi ngâm. Lúc th́ có tiếng sáo đệm điêu luyện của Tạ Chương Thạnh, lúc
th́ ngâm với Nguyễn Hữu Quư khi ở chung căn nhà trọ đường Nguyễn Thông,
quận 3.
Sau khi tốt nghiệp ra trường năm 1972, tôi và Khanh chọn cùng
một nhiệm sở: tỉnh B́nh Định. Tôi được bổ nhiệm làm Phó quận trưởng quận
B́nh Khê (nay là huyện Tây Sơn) B́nh Định. Bùi Văn Khanh và Bùi Thế Bạch,
Phó quận trưởng Nhơn B́nh, Nhơn Định thuộc Thị xă Qui Nhơn.
Chiến tranh ngày một leo thang, công vụ bề bộn... Chúng tôi
thường gặp nhau vào những cuối tuần, thường bàn luận về công việc hành
chánh với những khó khăn gặp phải chứ ít khi nói chuyện về văn chương,
thi phú hay ngâm vịnh.
Mải đến ngày 30 tháng 6 năm 1994, gia đ́nh tôi chuẩn bị hành
trang đi Mỹ theo diện HO24. Nửa tháng trước khi lên đường (15-6-1994),
gia đ́nh tôi có tổ chức một bữa tiệc chia tay, tôi có mời Khanh đến dự.
Khanh tặng tôi một bài thơ làm sẵn như một món quà tiễn đưa (bài nầy đă
được đăng trong tuyển tập “Khung Trời Kỷ Niệm”) và yêu cầu tôi ngâm lại
bài “Hồ Trường” để mọi người cùng nghe.
Khanh ơi! Bây giờ th́ bạn đă đột ngột từ bỏ bạn bè theo vợ bạn
về miền miên viễn để lại một đàn con côi cút, nương tựa nhờ ai?
Thương về đâu, nhớ về đâu?
Nhớ thương bè bạn qua cầu gió bay!
Chủ Nhật tuần nầy 13 tháng 5 năm 2012, Ngô Xuân Vũ điện thoại
cho biết cùng với quư bạn Lê Phước Ba, Huỳnh Nhân Hậu, Trần Bạch Thu… sẽ
đến viếng mộ Nguyễn Phước, người bạn đồng khóa, đồng hương với bạn đó,
rồi sẽ về nhà chị Hạnh (chị của Phước) dự đám giỗ. Tiếc quá ḿnh bị bệnh
không tham dự được. Thành thật ngưỡng mộ những tấm ḷng vàng luôn luôn
thiện tâm, thiện chí, trọn nghĩa với bạn bè.
“Hồ Trường ta biết rót về đâu?” là bài viết để ghi dấu “Môt Thời
Để Nhớ”. Thân tặng Trần Ngọc Danh ở Sacramento điện thoại nhờ ḿnh chép
bài thơ nầy gửi cho bạn mà ḿnh chưa thực hiện được, đồng thời thân tặng
quư thân hữu Đốc Sự 17 để nhớ giọng ngâm của ḿnh trong những dịp họp
mặt thân hữu Quốc Gia Hành Chánh Đốc Sự 17 ở Nam Cali.
Xin cảm ơn Cung Trọng Thanh, ở bang Virginia, Ngô Xuân Vũ, Trần
Bạch Thu đă nhắc nhở ḿnh viết bài cho Tuyển Tập “Khung Trời Kỷ Niệm” và
“Một Thời Để Nhớ” sắp ra mắt bạn bè một ngày rất gần đây.
* *
*
Hồ
Trường! Hồ Trường!
Ta biết rót về đâu?
(Nguyễn Bá Trác)
Vào năm 1920, bài thơ Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác chào đời đă
làm say mê những người mến mộ văn thơ. Trải qua bao cuộc chính biến
trong giai đoạn cận đại, mặc dầu tác giả bài thơ đă bị Cộng sản thủ tiêu,
nhưng những thi phẩm của ông chẳng những không bị mai một theo năm tháng
mà c̣n vươn tới một đỉnh cao nghệ thuật, đánh dấu một thời kỳ văn học
sáng chói của nhóm Nam Phong như lời của giáo sư Thanh Lăng đă nhận
định: “Muốn t́m hiểu văn học Việt Nam thời kỳ 1913-1932 không ǵ tốt cho
bằng nh́n vào Nam Phong, v́ Nam Pnong là một tạp chí có ảnh hưởng sâu
rộng, giữ địa vị của một Hàn Lâm Viện, kết hợp tất cả mọi ngành đương
thời”
Nhưng khi nói đến Nam Phong, người ta thường nghĩ đến Thượng Chi
Phạm Quỳnh và Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác, bởi v́ đây là hai kiện tướng
trong bước đầu đứng ra sáng lập tờ tạp chí nầy, và khi nói đến bài Hồ
Trường th́ tên tuổi của Nguyễn Bá Trác được gắn liền như một hệ lụy liên
kết giữa nhà thơ và đứa con tinh thần của ḿnh.
Qua một số tài liệu đă được đăng tải trên sách báo, tạp chí văn
học và đặc san…, người viết bài nầy xin được ghi lại sơ lược về nguồn
gốc bài Hồ Trường, đôi gịng về tiểu sử tác giả và đặc biệt với bài thơ
nầy bản nào đúng nhất v́ từ trước đến nay thi phẩm nầy đă bị tam sao
thất bổn. Xin thưa đây không phải là một tài liệu chính xác, chúng tôi
chỉ tŕnh bày một số dữ kiện văn học liên quan đến bài thơ đă phổ biến
để quư độc giả được rộng đường nghiên cứu.
Nguyễn Bá Trác viết một thiên du kư tựa đề là “Hạn Mạn Du Kư”.
Theo từ điển Hán Việt th́ cụm từ “Hạn Mạn Du” có nghĩa là “Đi Chơi
Phiếm”, và “Kư” là một thể văn biên chép về kư sự thời xưa, đây là một
tập sách nói về một cuộc du lịch, môt phiếm du nước ngoài.
Tập sách nầy viết bằng Hán văn, về sau tác giả dịch ra Việt văn
đăng ở tờ Nam Phong từ số 38 đến 43, tất cả chia làm 14 chương. Trong
phần mở đầu, tác giả đă tâm sự: “Tôi về nước đă 5 năm nay, kể từ năm
1908 bước chân ra đi. Đến năm 1914 trở về Sài g̣n giữa ngày tháng tám,
tính đốt ngón tay một dạo phiếm du chốc đă sáu năm có lẻ. Loanh quanh
trong nước một năm, tạm trọ ở Xiêm La hơn mười ngày, ghé qua Nhật Bản
một tháng rồi lại sang Trung Hoa, bao nhiêu thương hiệu to, tỉnh thành
lớn như Ba Thục miền tây, U Uyên đất bắc, Quê Việt cơi nam đều là chỗ
ḿnh có để ít nhiều vết xe dấu ngựa. Nay đem đường lối phong cảnh mà
ḿnh đă trải qua nơi đất khách chép nhặt vào; c̣n chuyện chi chi (ư nói
cái chí lớn về quốc sự) không rỗi mà nói đến”.
Những câu chuyện phiếm du trong tập du kư nầy, rất hấp dẫn và
lôi cuốn người đọc nhất là đối với tầng lớp thanh niên trí thức thời đó
đă từng ôm ấp mộng hải hồ viễn du cầu học để giúp nước, giúp đời, và
ngay cả trong giới nữ lưu cũng say mê t́m đọc. Nữ sỉ Tương Phố với Giọt
Lệ Thu đă viết trong Nam Phong rất chân t́nh: “Tôi gối tờ Nam Phong ở
đầu giường để đọc du kư của ông Quỳnh, ông Trác mà mộng du đất Pháp, đất
Tàu”. Giáo sư Dương Quảng Hàm bào đệ của ông Dương Bá Trạc khi soạn sách
giáo khoa Quốc Văn Trích Diễn đă dành cho Thiên Du Kư của Nguyễn Bá Trác
hai bài trích dẫn “Đường Đi Hương Cảng” và “Điếu Kim Lăng”. Điều nầy đă
chứng minh được giá trị của tác phẩm và sự đón nhận nồng nhiệt của độc
giả khắp nơi.
Hồ Trường là một bài thơ được tác giả phóng tác và in vào tập Du
Kư nầy, phóng tác v́ nguyên ủy bài thơ vốn là một bài ca được viết theo
lối biền ngẩu, biền văn (parallélisme littéraire), có những câu đối nhau
như hai ngựa đi kèm nhau. Bài ca được một anh bạn người Tàu, lúc tác giả
gặp nhau ở Thượng Hải thường hát nghêu ngao để tiêu sầu, khiển muộn nơi
trà đ́nh, tửu điếm trong cảnh đào vong v́ quốc sự.
Cùng
một lứa bên trời lận đận,
Gặp gỡ nhau lọ đă quen nhau.
(Tương phùng hà tất tằng tương thức. Đồng thị thiên nhai luân
lạc nhân). Nguyễn Bá Trác đă cảm nhận được tâm trạng nầy, ḥa nhập vào
nhân vật của bài ca và nỗi xót xa của người hát rồi thêm bớt đôi câu cho
có tiết tấu, vần điệu mà làm ra bài Hồ Trường.
Trong thi ca Trung Hoa và Việt Nam có rất nhiều bài thơ dùng
rượu làm đề tài để sáng tác. Điểm đặc biệt ở đây là Nguyễn Bá Trác đă
dùng vật đưng rượu làm tiêu đề cho bài thơ, và nhờ vậy mà Hồ Trường
chẳng những hay về âm điệu mà c̣n nói lên nghệ thuật tạo h́nh thời cổ
đại, phảng phất một nét đẹp rêu phong, cổ kính của nền văn hóa phương
Đông.
“Hồ” theo Hán Việt từ điển của Đào duy Anh là b́nh đựng rượu.
“Hồ” cũng c̣n có nghĩa là quả bầu lớn dùng để làm b́nh rượu. Người ta
thường ghép hai chữ Hồ Trường hay Hồ Lô là b́nh rượu, nậm rượu. Trong
văn hóa Trung Hoa có rất nhiều nghệ thuật tạo h́nh cho đồ đựng rượu trải
qua hàng bao thế kỷ. Ban đầu người ta dùng những đồ vật có sẵn trong
thiên nhiên như ống tre, sừng, vỏ ốc, quả bầu. Về sau các nghệ nhân tạo
h́nh đồ đựng rượu theo phương cách tiện lợi hơn bằng sành sứ, kim loại,
thủy tinh. Nhưng quả bầu (hồ lô) từ thuở xa xưa cho đến ngày nay vẫn là
một biểu tượng thẩm mỹ và cao quư để đựng nước thiêng (eau bénite) dùng
tế lễ, giao tiếp hay thù tạc trong tiệc tùng.
Ở nước ta, nơi cung điện của nhà vua, nơi đ́nh miếu của hương
đảng h́nh ảnh bầu rượu được buộc dải lụa màu đỏ nơi cổ đă nói lên nếp
sống văn hóa của một dân tộc. Những nhân vật nỗi tiếng của Trung Hoa như
Lă Đồng Tân, Lư Thiết Quài trong tám vị bát tiên; những thi hào như Lư
Bạch, Đỗ Phủ… Lưu Linh với h́nh ảnh “bầu rượu túi thơ” đă nói lên tính
cách phiêu bồng của các vị trích tiên, ẩn sĩ qua nhiều thiên niên kỷ
được in khắc trong những bộ đồ cổ vô giá được bảo tồn cho đến ngày nay.
Nguyễn Bá Trác là tên thật, ông c̣n có bút hiệu là Tiêu Đẩu,
sinh năm 1881 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ
ông theo học tại tỉnh nhà. Năm 1906. Ông đậu Cử Nhân (tư trường) tại
trường thi Hương tỉnh Thừa Thiên. Sau ông ra Hà Nội học Pháp văn. Trong
thời gian nầy hưởng ừng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào
Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh và
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để; năm 1908 ông cùng một số sinh viên, học sinh xuất
dương du học ở Nhật Bản. Khi chính phủ Nhật giải tán du học sinh, ông
sang Trung Hoa, qua Thái Lan rồi trở về Việt Nam vào năm 1914.
Năm 1914-1916, ông làm chủ bút phần Hán văn tờ Công Thị Báo.
Năm 1917, Thượng Chi Phạm Quỳnh sáng lập tờ Nam Phong, Nguyễn Bá
Trác phụ trách phần Hán văn cho tạp chí nầy.
Trên hoạn lộ, sau khi rời tờ Nam Phong, ông về kinh đô Huế làm
Tá Lư Bộ Học, rồi Tuần Phủ Quảng Ngăi, Tổng Đốc Thanh Hóa và sau cùng là
Tổng Đốc B́nh Định. Khi Việt Minh cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945,
ông bị Cộng Sản thủ tiêu tại Quy Nhơn, đồng thời lúc đó Phạm Quỳnh bị
thủ tiêu ở Cổ Bi, gần Huế.
Ngoài một số bài viết giá trị bằng Hán văn đă đăng trong Nam
Phong tạp chí, tiên sinh c̣n biên soạn nhiều tác phẩm: Du Thanh Kư
(1910), Hán Học, Văn Học Khảo Luận (1917), Bàn Về Học Thuật Nước Tàu
(1918), Hạn Mạn Du Kư (1920), Mấy Lời Cáo Chung Của Các Nhà Nho (1921),
Nguyễn Bá Học Tiên Sinh Chi Lược Sử Cập Kỳ Dị Ngôn (1921), Hoàng Việt
Giáp Tư Niên Biểu (1925)…
Bài thơ Hồ Trường bản nào đúng nhất? Câu hỏi nầy thật sự khó trả
lời bởi chúng ta không có tài liệu tạp chí Nam Phong để tham khảo và
không có tác phẩm Hạn Mạn Du Kư để chép lại bản gốc của bài Hồ Trường.
Do đó trong nhiều thập niên qua đă tốn nhiều th́ giờ, bút mực để tranh
căi về đề tài nầy. Trong lúc chờ đợi một đáp án chính xác, tạm thời
chúng ta đưa ra một số bài viết trước năm 1975 và sau năm 1975 ở trong
nước và hải ngoại tuần tự như sau:
Trong quyển Việt Nam Văn Học Sử - Giản Ước Tân Biên của Phạm Thế
Ngũ xuất bản tại Sài G̣n năm 1965, trang 327 th́ bài thơ Hồ Trường được
in như sau:
Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường
Hà tất tiêu giao bốn biển luân lạc tha hương.
Trời Nam ngh́n dặm thẳm, mây nước một màu sương.
Học chẳng thành, công chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm
thân thế bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai người tri kỷ,
lại đây cùng ta cạn một Hồ Trường.
Hồ Trường! Hồ Trường! ta biết rót về đâu?
Rót về Đông Phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn.
Rót về Tây Phương, mưa Tây rơi từng trận chứa chan.
Rót về Bắc Phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá dương.
Rót về Nam Phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như
cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say
Chí ta ta biết ḷng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu với cỏ cây.
Năm 1968, nhà văn Trần Tuấn Kiệt trong tác phẩm Thi nhân Việt
Nam Hiện Đại có đăng bài Hồ Trường, so với bản của Phạm Thế Ngũ in “bẻ
cột”, bản của Trần Tuấn Kiệt in “bẻ cật”.
Lăng Nhân Phùng Tất Đắc phản đối v́ cho rằng “bẻ cật” là sai,
tác giả muốn dùng điển cố ngày xưa: Xé gan là hành động trung liệt của
Tỷ Can khuyên vua không nghe và “bẻ cột” là thái độ trung dũng của Chu
Văn khi Trụ Vương bị Đắc Kỷ lung lạc, chiếm quyền.
Năm 1970 trong tác phẩm Chơi Chữ của Lăng Nhân Phùng Tất Đắc có
đăng bài thơ Hồ Trường, trong đó có một số chữ và dấu chấm câu khác với
bản in của Phạm Thế Ngũ: “Tha phương”, “ngàn dặm”, “học chẳng thành”,
“bao lâu”, “Tây rơi” thay bằng “Tha hương”, “ngh́n dặm”, “học không
thành”, “bao lăm”, ‘Tây Sơn”.
Ngày 4 tháng 9 năm 1998, Nguyễn Đăng Khoa dựa vào một số tài
liệu đă đăng bài Hồ Trường, ông sửa lại một số chữ, một số câu, dấu chấm
câu rồi đăng trong Việt Nam Weekly.
Năm 1998, tạp chí Thế Kỷ 21, số 115 xuất bản ở hải ngoại đăng
bài Hồ Trường do Tôn Thất Hanh ở Canada gởi cuộn băng Cassette đến ṭa
soạn. Ái nữ của Nguyễn Bá Trác thực hiện băng thơ nầy, phần mở đầu bà có
lời nhắn nhủ hai con: “bài thơ Hồ Trường là bài thơ chí khí của ông
ngoại và cũng là chí khí muôn đời của thanh niên”. So với bản của Phạm
Thế Ngũ, Phùng Tất Đắc và một số tác giả khác th́ bài thơ có sự khác
biệt như sau:
Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù
cương thường
Hà tất tiêu giao bốn biển lưu lạc tha phương
Trời Nam ngh́n dặm thẳm
Non nước một màu sương
Chí chưa thành, danh chưa đạt
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ gươm mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
Hồ Trường! Hồ Trường!
Ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá dương
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt.
Có người quá chén như điên, như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say
Ḷng ta ta biết, chí ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
Hà tất cùng sầu với cỏ cây.
Năm 2000, tờ Khởi Hành, xuân Canh Th́n số 39 và 40 có đề cập đến
4 ấn bản bài Hồ Trường: Hai ấn bản trước năm 1975 và hai ấn bản vào năm
1998. Trong số báo đó, có bài viết của Đông Tŕnh ghi lại bài Hồ Trường
do ông Nguyễn Văn Xuân đọc được từ Hạn Mạn Du Kư. Tác giả chỉ bổ túc
thêm tài liệu để những nhà nghiên cứu văn học tiện tham khảo chứ ông
không kết luận bản nào đúng nhất.
Từ khi bài Hồ Trường được phổ biến sâu rộng trong quần chúng, có
một số người đă ngộ nhận về tác giả. Bài viết “Biến Thể Ngông Bài Hồ
Trường”, tác giả đă dẫn giải và nhầm lẫn rằng thi phẩm nầy là của Dương
Bá Trạc rồi chỉ trích và phê b́nh trên báo chí. Để làm sáng tỏ về tác
giả và tác phẩm, chúng ta cần phân biệt: Nguyễn Bá Trác, sinh năm 1881,
bút hiệu Tiêu Đẩu. Dương Bá Trạc anh ruột Dương Quảng Hàm (tác giả cuốn
Việt nam Văn Học Sử Yếu), sinh năm 1884, bút hiệu Tuyết Huy. Cả hai ông
đều là bỉnh bút của tờ Nam Phong, đều tham gia vào phong trào Đông Du và
Duy Tân. Trong lúc Nguyễn Bá Trác bôn đào ở Trung Quốc th́ Dương Bá Trạc
bị thực dân Pháp kết án mười lăm năm tù và đày biệt xứ. Tuyết Huy tuy
sáng tác không phong phú bằng Tiêu Đẩu nhưng cũng để lại cho văn học
nước nhà một số tác phẩm giá trị như: “Tiếng Gọi Đàn” (văn xuôi), “Trai
Lành Gái Tốt” và “Nét Mực T́nh” (văn vần). Cả hai ông đều là những bậc
tài trí, sinh bất phùng thời, gặp lúc vận nước nổi trôi nên đành thúc
thủ.
Hồ Trường là một bài thơ hay cả về âm điệu và tiết tấu. Cái cung
bậc bi hùng của những câu thơ khi vươn lên, khi chùng xuống tưởng chừng
như một bản nhạc t́nh ca đă làm khởi hứng cho người đọc, người nghe. Đọc
lại Hồ Trường để mà nhớ về Nguyễn Bá Trác, nhớ đến sự nghiệp văn thơ mà
tiên sinh đă dày công đóng góp cho nền quốc học trong thời kỳ chữ quốc
ngữ đang trưởng thành và báo chí c̣n trong giai đoạn phôi thai.
Năm nay, Nhâm Th́n 2012, kỷ niệm lần thứ 131 ngày sinh của nhà
thơ. Bài viết nầy như một lời tạ ân của kẻ hậu bối, ngưỡng mộ một thiên
tài văn học. Bài viết c̣n nhiều thiếu sót, xin quư văn thi hữu bổ túc
thêm để:
Hồ Trường tửu thường măn
Thi nhân nhàn lạc túy ḥa ngâm…
Trần Đ́nh Mười
(Nam Cali, Hạ Chí 2012)
PHÂN ƯU
Vừa nhận được tin buồn Ông Ngoại
chị Tô Ngọc Hạnh (Phu nhân Anh Huỳnh Nhân Hậu)
là Cụ Ông Phạm Thanh Trung, Pháp danh Thích Chơn An Lạc đă
măn phần ngày 31 tháng 1 năm 2013 tại San Jose. Hưởng đại thọ 104
tuồi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng
anh chị Hậu Hạnh và tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Cụ Ông sớm siêu thăng tịnh độ về cơi Niết Bàn.
Họp Mặt Cuối Năm Nhân dịp
Anh chị Vơ Văn Lượng (ĐS17) từ
Canada đến Little Sàig̣n,
một số bạn ĐS17 và QGHC Tỉnh Quảng Tín đă có một buổi gặp gỡ thân
mật.
Từ trái: NVChính
(ĐS15), TVNghĩa (ĐS12), Chị Thoại, Chị Cư, Anh NVThoại
(ĐS15), Chị Ngữ, Anh ĐVCư (ĐS15), Anh chị VVLượng
(ĐS17), Anh TNThiệu (ĐS11), Anh LHNghĩa
(ĐS17), Anh TBThu (ĐS17).
Chị Cư, Chị
Ngữ, Chị DTḤe (ĐS17), Anh chị VVLượng
(ĐS17), Anh ĐVCư (ĐS15), Anh PPNgữ
(ĐS17)
Thưa các anh chị cùng khóa ĐS17,
Tang lễ chị Hồng Yến đă được gia đ́nh tổ chức rất đầy đủ, nhất là về Lễ tụng niệm,
cầu siêu, cứ mỗi 30' có ban tụng niệm của các chùa ở San Jose đến để đọc kinh và
Lễ ḥa thiêu đă diễn ra hôm Thứ sáu vừa rồi.
Chị Yến đă vĩnh viễn rồi bỏ chúng ta để về nơi thanh tịnh không c̣n vướng bận
những khổ đau, phiền muộn lo âu của trần thế này.
Hôm tang lễ, chị Đặng thị Lang có nhờ tôi chuyển số tiền $850 của các anh chị
ĐS17 và ĐS16 ở Texas đóng góp và thêm $100 của anh Nguyễn Ngọc Châu (Vợ anh Tuôi
giao cho tôi). Tổng cộng số tiền $950 và danh sách các anh chị ở TX đă được tôi
giao cho cháu Châu tai tang lễ. Riêng các anh chị tại San Jose đóng góp $1,200
+ $100 (Phạm Phước Ngữ nhờ đóng góp) được $1,300. Sau khi trừ $250 tiền đặt
ṿng hoa và đăng báo phân ưu tiền c̣n lại $1,050 cũng đă được tôi và các bạn ở
SJ trao cho cháu Châu. Tổng cộng ngày hôm đó tôi đă trao cho cháu Châu số tiền
$2,000 ($1,050/SJ + $950/TX ) kèm theo danh sách.
Thân chào các bạn,
Hương Lương
THƯA CÁC BẠN ĐS17,
CHỊ LÊ HỒNG YẾN, CON NGƯỜI HIỀN H̉A & XINH ĐẸP ĐÓ KHÔNG C̉N NỮA. HÔM QUA NHẬN
ĐƯỢC TIN TỪ CHỊ HIỂN, THẬT LÀ BẤT NGỜ. CHỊ YẾN VỪA BẢO LĂNH MẸ & CHỊ GÁI QUA. BÀ
CỤ PHẢI DÙNG WALKER. KHI THAM DỰ ĐẠI HỘI ĐS 17, CHỊ PHẢI VỀ SỚM, CON GÁI LÁI XE,
CHỞ WALKER CHỊ HIẾN TẶNG. SÁNG NAY CHỊ HIẾN BAY LÊN SAN JOSE ĐỂ LO CHO ĐÁM TANG.
XIN PHÉP QUƯ BẠN, TÔI TRÍCH $300 TỪ QUỸ TANG CHẾ (BAL/: $431, AFTER $300). CỘNG
THÊM PHẦN ĐÓNG GÓP CỦA QUƯ ANH CHỊ: HUỲNH TẤN LÊ: $300, NGUYỄN VĂN HUY: 200,
MẠNH SAO MAI: 200, ĐỖ THỊ CẪM VÂN: 200, NGUYỄN NGỌC DIỆP: 200, HOÀNG TRẮC THÀNH:
100, TRẦN BẠCH THU: 100, TRẦN Đ̀NH TUẤN: 200, LÊ HIẾU NGHĨA: 100, NGÔ XUÂN VŨ:
50, DƯƠNG THỊ H̉E: 100, CHỊ TRIỆU H̉A: 100, NGUYỄN CƯ TRINH: 50,
HUỲNH THỊ NGỌC THỐ: 100, NGUYỄN THỊ THÚY:
100, PHAN BẠCH NGỌC: 200, CHÁU GÁI ANH CHỊ TRỊNH XÂY
DỰNG: 100 VÀ LÊ PHƯỚC BA: 200. TỔNG CÔNG:
$2,900. $2,100 ĐĂ ĐƯỢC GỞI ĐẾN CHÁU CHÂU VÀO SÁNG THỨ BẢY, NOV 17, 2012.
$500 ĐĂ ĐƯỢC GỞI ĐI VÀO NGÀY THỨ HAI, NOV 19, 2012.
$200 ĐĂ ĐƯỢC GỞI ĐI VÀO NGÀY THỨ BA, NOV 20, 2012.
$100 SẼ ĐƯỢC GỞI ĐI VÀO NGÀY THỨ BA NOV. 27, 2012.
THÂN MẾN,
LE PHUOC BA
& TRIEU THI NGA
8051 Westminster Blvd.
Westminster, CA 92683
Phone: (714) 891-9996, (714) 891-9327
Fax: (714) 891-8727
PHÂN ƯU
Vô cùng xúc động nhận được tin Chị Lê Thị Hồng Yến (ĐS17),
Pháp danh Diệu Minh mất lúc 11
giờ 30 sáng ngày thứ Năm 15 tháng 11 năm 2012, nhằm ngày Mùng 02 tháng 10 năm
Nhâm Th́n tại San Jose, CA. Hưởng thọ 72 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Chị Lê thị
Hồng Yến sớm siêu thăng tịnh độ về cơi Niết Bàn.
Chương
Tŕnh Tang Lễ:
- Thăm viếng: Thứ Năm, ngày 22 tháng 11, 2012, từ
11 giờ sáng đến 05 giờ chiều.
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 11, 2012, từ 09 giờ sáng đến 11 giờ
trưa.
- Di quan & Hỏa thiêu: Thứ Sáu, ngày
23 tháng 11,
2012, lúc 11 giờ 30.
Kính mời quư anh
chị đồng môn ĐS17 tập trung tại Peek Funeral Home; Pḥng số 3
(góc Bolsa/Beach. 714-893-3525) lúc 6 giờ chiều Thứ Năm ngày
18/10/2012 để chúng ta cùng góp chung lời cầu nguyện và chia
buồn với anh chị HT Lê cùng tang quyến.
PHÂN ƯU
Vừa nhận được tin buồn Nhạc Phụ Bạn Huỳnh Tấn Lê (ĐS17) là
Cụ ông Nguyễn Ngọc Châu Pháp danh Thiện Thọ đă văng sanh lúc
2 giờ 45 chiều ngày Thứ Sáu 12 tháng 10 năm 2012 tức 27 tháng 8 năm
Nhâm Th́n tại Westminster, Orange County, USA. Hưởng thọ 88 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng Anh chị
Huỳnh Tấn Lê và tang
quyến. Nguyện cầu hương linh Cụ ông Thiện Thọ
sớm được tiêu dao nơi miền Cực Lạc.
PHÂN ƯU
Vừa nhận được tin buồn
Bào huynh của Bạn Nguyễn Ngọc Quang
(ĐS17) là Gioakim Nguyễn Ngọc Viên vừa mới qua đời lúc 1:53
chiều ngày 3 tháng 10 năm 2012 tại Fort Worth, Texas. Hưởng thọ
68 tuổi.
Các bạn ĐS17 xin thành kính chia buồn cùng Anh chị
Nguyễn Ngọc Quang và tang
quyến. Nguyện cầu linh hồn Gioakim
sớm được Hưởng Nhan Thánh Chúa.
Chút
t́nh để nhớ và Cung Trọng Thanh
Ngày Chủ Nhật - 23 tháng 9, tôi nhận được tập san CTĐN trong
buổi họp mặt nhỏ tại nhà TBT. Một món quà ngọt ngào.
Không biết anh đă thai nghén những công trình này tự bao giờ: từ
những ngày trong lao tù Cộng sản, hay những năm tháng mới qua
Mỹ, nhưng theo tôi biết, anh đă bỏ ra năm năm để thực hiện: ngoài
thời gian đi làm ở bệnh viện, thời gian sinh hoạt bình thường
khác, còn lại anh - với sự giúp đỡ hết lòng của Chị, đă đầu
tư, toan lo bằng tình cảm sâu nặng với ngôi trường Đại học (nay
đă đổi tên) và những người bạn cùng khóa bốn mươi năm trước đây.
Đầu tiên là anh gọi cho những người bạn thân để trình bày ý
tưởng, cố gắng thuyết phục bạn mình có chung hoài bão như
mình, rồi thảo luận về chủ đề, về nội dung, phạm vi... rồi đề
nghị bạn mình viết bài. Sau đó anh gọi hết người này đến
người khác, những bạn không được thân quen lắm, thậm chí chưa hề
tiếp chuyện với nhau - chuyện này cũng bình thường cho một
khóa Đốc sự có trên 200 sinh viên, anh lại nhờ trung gian của một
người bạn khác. Anh gọi viễn liên, giọng từ một nơi xa xôi, nhưng
đầy nhiệt tình, hăm hở, người anh nhỏ nhắn, nhưng giọng Huế của
anh lại âm vang.
Nhận được bài vở của bạn bè anh mừng lắm, lại gò lưng trên
bàn phiếm đánh máy, bỏ dấu, sửa lỗi chính tả nếu những bạn
này không gởi bằng computer. Nhưng đâu phải ai cũng viết được, ý
tưởng ở những người tuổi trên sáu mươi cũng lưa thưa như lá trên
cây vào cuối thu, nghiên bút cũng đă từ giă khi vận nước đổi thay.
Anh lại gọi, lại khuyến khích, nài nỉ. Anh chắt chiu những bài
viết của bạn bè giống như những người hà tiện để dành tiền
bạc, rồi sau đó, hầu hết đều được đưa vào đặc san, chỉ trừ một
vài bài rất khó xử, vì có thể tạo ra những vấn đề, những dư
luận trái chiều, trong trường hợp này, anh lại gọi đến vài
người bạn khác để hội ý, và anh thật xót xa khi đành phải bỏ
đi. Khi bài vỡ đă tương đối đầy đủ, anh mừng rỡ báo cho vài người
bạn thân biết rồi chuẩn bị in ấn, phát hành.
Việc làm của anh từ Khung Trời Kỷ Niệm đến Chút Tình Để Nhớ là
sự phục vụ, sự hiến dâng tâm tình cho khóa ĐS 17 - QGHC, "Đó
là tấm lòng hoài vọng tha thiết với những giá trị vĩnh cửu
của tình đồng môn", "để thúc đẩy chúng ta tìm lại với
nhau sau những tháng ngày dâu bể". Có nhiều bạn đă đề nghị
anh để chúng ta cùng thực hiện các đặc san này nhân danh ĐS17,
danh chánh ngôn thuận và đồng thời đặc san sẽ nhận được sự tài
trợ từ quỹ của Khóa để anh đỡ được phần nào lo toan. Nhưng anh
nhẹ nhàng từ chối và giải thích rằng nếu là tập san của khóa
phải được sự đồng ý của mọi người, trong khi ở đây chỉ là
những ý tưởng, những nhu cầu thiết tha của một nhóm nhỏ người
nên không thể nhân danh như vậy. Rồi anh lại miệt mài hiệu đính,
trình bày, layout, thuê in ấn.
Trước ngày đặc san hoàn thành, anh có viết một Email ngắn, xin
bạn bè, nếu được, gởi chút ít tiền về để góp vào chi phí,
bưu điện, không biết có bạn nào để ý tới Email này không. Tính
anh nhẹ nhàng, từ tốn, dành tất cả sự trang trọng cho bạn bè,
anh không hề nói ǵ về mình, không hề phô trương kiến thức, kể
lể công lao, thí dụ như hai Lời Ngõ thật hay trên hai đặc san là
của anh, nhưng anh ghi là của nhóm thực hiện. Anh chỉ có một
mục tiêu duy nhất: "góp tay tô đậm thêm nét diệu kỳ của tình
đồng môn, tình đồng song". Vậy thôi, cho nên ở đây người đọc
sẽ không tìm được những bài viết thuộc về cương lĩnh, tuyên
ngôn, thái độ chính trị ....
Mà đây chỉ là công việc kết nối bạn bè do một người bạn miệt
mài thực hiện, đó là bạn Cung Trọng Thanh, với sự giúp đỡ của
một số bạn bè. Trong tâm tình đó, xin mời quư bạn đi vào Chút
Tình Để Nhớ và trước nữa là Khung Trời Kỷ Niệm.
Cali, 25 tháng 9, 2012 Ngô Xuân
Vũ
Thưa các bạn,
Trong ngày chọn nhiệm sở sau khi tốt nghiệp, chúng ta đă thấy ḷng ḿnh
chùng xuống khi đọc được trên bảng đen một ḍng chữ “có nói cũng
không cùng” mà một bạn nào đó đă viết lên không biết từ lúc nào.
Những khuôn mặt thân quen bỗng nh́n nhau thầm lặng như đồng cảm vô cùng
với tuyên ngôn ngắn ngủi nhưng rất đổi bùi ngùi đó.
Cũng phải thôi, bởi có ngôn ngữ nào, có diễn đạt nào, trong chốc lát lại
có thể gói ghém được hết những nỗi niềm mênh mang của những ḍng sông,
từng chung trường chung lớp trong gần suốt bốn năm dài đằng đẳng sắp
phải chia tay nhau để bước vào cuộc đời đầy thử thách trước mặt với từng
phương vị và nơi chốn khác nhau trong một hoàn cảnh đầy biến động của
đất nước.
Bốn mươi năm đă trôi qua kể từ ngày ấy, bốn mươi năm của những thăng
trầm trôi nổi, của những nhọc nhằn trĩu nặng hai vai, của những bạn bè
đă măi măi đi xa để trở thành “muôn năm cũ”, của những thành danh, của
những lận đận, của những sông hồ hay vẫn nặng nợ t́nh quê, của cô đơn
hay đoàn tụ, của những êm ấm hay đoạn đành. Bốn mươi năm, đă có thể có
những tác động mănh liệt đến hoàn cảnh sống của từng cá nhân, nhưng thời
gian bốn thập niên đó lại không thể làm chia ĺa được chúng ta, lại
không thể làm phai lạt được sự gắn bó và nhu cầu chia xẻ tâm tư t́nh cảm
của chúng ta đă có với nhau, mà ngược lại, chỉ làm chúng ta trân quư hơn
những kỷ niệm, những cảm giác êm đềm khi nhớ về ngày tháng cũ, những kỷ
niệm và cảm giác mà đôi lúc nào đó sẽ giúp ta quên bớt phần nào những
nhiêu khê, phiền toái và những hệ lụy xót xa trong cuộc đời thường.
Nếu “Khung Trời Kỷ Niệm” trước đây đă từng là một vườn hoa của chúng ta
đầy hương sắc với những hồi ức, hoài niệm về lớp cũ, trường xưa, về thầy
cô, bè bạn th́ “CHÚT T̀NH ĐỂ NHỚ” hôm nay cũng sẽ là h́nh ảnh của một
thảo nguyên trù phú với những t́nh cảm và tâm tư đa dạng hơn.
Trọng tâm của “CHÚT T̀NH ĐỂ NHỚ” vẫn là chân t́nh mở ra cánh cửa quá khứ
để cùng nhau trở lại ngày tháng cũ đầy ắp kỷ niệm không thể nào quên
dưới mái trường Hành Chánh với thầy cô, với bằng hữu của một thời đáng
nhớ. Hơn thế nữa, “CHÚT T̀NH ĐỂ NHỚ”c̣n là hợp lưu của những ḍng chảy
khác không kém phần tha thiết, sinh động đă gắn bó với đọan đời đi qua
của mỗi chúng ta: Đó là những t́nh tự ngọt ngào, cay đắng với tổ quốc
quê hương ḿnh, với lịch sử u buồn khi đất nước phải sang trang, với
làng quê, thôn xóm nơi chốn sinh ra khi phải ra đi lưu lạc, và với những
mảnh đời tạm dung khi tóc điểm sương rôi… Đó là nghĩa t́nh phu thê sâu
nặng không đổi dời qua lớp bụi thời gian, là giá trị bất biến của t́nh
mẫu tử dịu dàng ngàn năm bền bĩ.
“CHÚT T̀NH ĐỂ NHỚ” cũng thấp thoáng niềm vui, nỗi buồn trên từng cảnh
ngộ; những thành công, thất bại của từng thân phận; những tọai chí hay
bất ưng của mỗi tâm hồn bè bạn chúng ta và “CHÚT T̀NH ĐỂ NHỚ” cũng là sự
chia xẻ cùng nhau những điều ta chưa kịp nói thuở nào bởi “có nói cũng
không cùng” trong ngày giă biệt, những điều chợt đến sau buổi chia tay
trĩu nặng ưu tư và cả những điều thầm lặng c̣n đọng lại trong tâm tưởng
đă nồng nàn thúc đẩy chúng ta t́m lại với nhau sau những ngày dâu bể.
“Chút t́nh để nhớ” bạn ơi,
Tháng ngày Học Viện, một đời không quên
Bốn mươi năm, những nỗi niềm
Tâm tư đang đợi bạn hiền mở ra.
Thân ái.
Nhóm thực hiện (Đặc san dày 230 trang, phát hành ngày 9/9/2012)
Thư Mời Họp Mặt
Các
bạn ĐS17 và gia đ́nh thân mến,
Nhân
dịp Anh Nguyễn Cư Trinh đang có mặt tại Orange
County, chúng tôi xin mời các bạn và gia đ́nh bỏ chút th́ giờ đến
tham dự buổi họp mặt được tổ chức vào ngày
Thứ Năm 30 tháng 8 năm
2012 tại:
Nhà
hàng: Royal Capital Seafood Địa chỉ: 10911. Westminster Ave..
(Góc Euclid và Westminster) Garden
Grove, CA 92843. Lúc: 6:30 giờ chiều
Trong
tinh thần thương yêu của ĐS17, chúng tôi tha thiết và mong được gặp
lại các bạn và gia đ́nh trong dịp họp mặt nầy.
Trân
Trọng Kính Mời,
Trần Bạch Thu
Trích đoạn
DVD Đêm Tâm T́nh ĐS17 (TXDựng)
Đêm
Tâm T́nh (7/7/2012)
Bên Bờ
Biển Santa Monica
(7/7/2012)
Đêm
Hội Ngộ
(8/7/2012)
T́nh Đồng Môn
Khó Phai
Thân chào tất cả quư anh chị và quư bạn,
Hôm nay tôi có nhận và đọc được e-mail của
anh Trần Ngọc Phê liên quan đến "Quỹ ĐS17 VN", tôi xin mạo muội
tham gia trao đổi một vài ư kiến cá nhân như sau:
Trước hết, tôi xin gởi lời chào thân
ái đến anh Trần Ngọc Phê và chị hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ. Nghe nói
anh chị đến Mỹ lần này để giải quyết chuyện gia đ́nh và nhân tiện sẽ
tham dự Đại Hội ĐS17 dự trù được tổ chức tại Orange County, California
vào dịp Lễ Độc Lập Hoa Kỳ mùng 4 tháng 7 năm 2012.
Khoảng 3 tuần trước có một vài bạn cư
ngụ tại miền Nam California đă cùng hẹn nhau đến một nghĩa trang để thăm
viếng một bạn đồng khóa của chúng ta đă ĺa xa dương thế nhiều năm trước
đây. Mặc dù không có mặt vào dịp này nhưng qua lời bạn bè kể lại, ngày
hôm ấy có sự hiện diện và tham dự không tính trước của anh Trần Ngọc Phê.
Qua sự kiện này, có thể nói nhân duyên đă góp phần vào mọi sự việc trên
đời. Tôi ở gần nhưng ngẫm ra không có duyên với bạn hiền, c̣n anh Phê,
người ở xa măi tận bên Việt Nam, lại có duyên tương ngộ với các bạn miền
Nam California và đặc biệt với một bạn hiền đă nằm xuống. Tôi có hơi
tiếc là đă không gặp được anh Phê hôm ấy. Tôi được biết trong dịp này
anh Phê có chia sẻ với bạn bè một số nhân sinh quan và nhận định thời sự
đặc biệt của anh. Tôi rất thích các cuộc họp mặt thân mật có tích cách
giới hạn như thế nhờ đó mà những người sống xa quê hương như tôi mới có
cơ hội nghe được trực tiếp ư kiến của các bạn đặc biệt là các bạn đến từ
Việt Nam. Có những vấn đề mà người khác không tiện tŕnh bày, thổ lộ chỗ
đông người v́ sự nhạy cảm của vấn đề hay cá tính của người đó. Có người
có kiến thức, có ư kiến và có những nhận xét liên quan đến các vấn đề
thời sự, xă hội và bạn bè nhưng v́ bản chất tế nhị của vấn đề hay sự dè
dặt cố hữu của người đó thành ra các bạn khác đă không có cơ hội được
nghe ư kiến trung thực.
Nhờ có lá thư của anh Phê kỳ này tôi
mới được biết các bạn đồng khóa tại Việt Nam có duy tŕ một quỹ giúp đỡ
bạn bè. Các anh các chị tại Việt Nam làm được việc ấy khiến tôi rất
ngưỡng mộ. Theo nội dung lá thư của anh Nguyễn Đức Thắng và anh Huỳnh
Tấn Lê, số tiền tại Việt Nam là do sự đóng góp của các anh chị tại Việt
Nam và số tiền do các bạn tại Mỹ gởi về sau khi thu góp được trong kỳ
đại hội 2008 tại California, Hoa Kỳ. Qua lá thư của anh Thắng, anh và
một số các bạn đồng khóa phụ trách quản trị cái quỹ này. Anh Thắng là
người hiền ḥa, có uy tín từ lâu. Cho đến hôm nay anh vẫn giữ được sự
tín nhiệm của các bạn đồng khóa, và như thế quyết định chung của anh và
các anh chị khác tại Việt Nam liên quan đến vấn đề tài chánh như thế này
được xúc tiến trên căn bản vững chăi rồi. V́ thế tôi đồng ư với anh
Huỳnh Tấn Lê là, việc ở Việt Nam cứ để cho các anh chị bên ấy cùng nhau
bàn bạc và quyết định. Người ở xa v́ trở ngại địa lư, hoàn cảnh xă hội,
gia đ́nh và cá nhân chắc chắn không có th́ giờ và ngay cả có muốn đi
chăng nữa cũng chẳng thể nào hoạt động hữu hiệu được trong lănh vực này.
Ở địa vị của tôi, những việc lặt vặt mà cá nhân tôi có thể làm được
trong tinh thần tương thân tương trợ giữa bạn bè với nhau là yểm trợ
chút tài chánh. Mặc dù khóa chúng ta có đông sinh viên nhưng trên thực
tế tôi chỉ c̣n nhớ có vài người bạn mà thôi. Nay tôi được biết tại Việt
Nam các bạn của tôi có mở một cái quỹ giúp đỡ bạn bè khi cần. Các anh
chị c̣n ở trong nước, lại biết rơ hoàn cảnh của bạn bè, nếu nhận thấy
cần yểm trợ một người nào trong lúc phương tiện thiếu thốn, xin cứ gióng
lên một tiếng chuông, chúng tôi mặc dù là không thuộc loại của ăn của để,
không nhiều th́ ít sẽ t́m cách đóng góp. May mắn thoát ra được nước
ngoài, có cuộc sống yên ấm, ổn định, có cơ hội giúp được bạn bè là một
vinh hạnh trong quăng đời c̣n sót lại. Vả chăng, tất cả các sự tham gia
hoạt động và đóng góp tương trợ bạn bè đều hoàn toàn đặt trên căn bản
t́nh nguyện, thiện chí và dựa vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Thay mặt
cho một số bạn đồng khóa có cùng ư nghĩ hiện đang ở nước ngoài, tôi gởi
lời tri ân đến anh Thắng và các anh chị trong nước đă tiếp tục được
truyền thống tương thân tương trợ đầy ư nghĩa này.
Chẳng c̣n bao lâu nữa tôi lại có dịp
gặp lại các bạn đồng khóa từ bốn phương trời sẽ hội ngộ tại miền Nam
California. Tôi sẽ có dịp gặp gỡ các bạn đến từ các tiểu bang Hoa Kỳ, từ
các quốc gia khác trên thế giới, và đặc biệt, một thành phần khá đông
đảo từ Việt Nam. Tôi sẽ có dịp giáp mặt, truyện tṛ với các bạn mà tôi
đă xa cách cả 40 năm trời mà dung nhan đă có ít nhiều thay đổi theo thời
gian. Tôi cũng sẽ được nghe bạn bè chia sẽ những nhận định cá nhân quí
giá và hiếm có về cuộc đời, trong đó có anh Trần Ngọc Phê hiện nay đang
ở gần chúng tôi lắm nhưng cái duyên tương ngộ chưa chín mùi.
Nhân dịp anh Trần Ngọc Phê đề cập đến
vấn đề tương trợ bạn bè và Kinh Kim Cang của nhà Phật, tôi xin đính kèm
dưới đây bài giảng của Thượng Tọa Thích Trí Siêu nói về "Bố Thí
Ba-la-mật" (1). Tôi thích đọc các bài viết của vị tu sĩ trẻ tuổi này v́ nội
dung tự nhiên làm cho người đọc cảm thấy thoải mái, không giống như các
bài giảng có tính cách kinh điển và khô khan của các vị tỳ kheo khác.
Chúng ta ai cũng biết, quá khứ của
lớp tuổi chúng ta rất dài nhưng tương lai c̣n lại của chúng ta lại rất
ngắn. Thời gian c̣n lại sẽ bị rút ngắn hơn nữa khi có sự tác động của
thiên tai và bệnh tật. Tương lai th́ bất định, sau một đêm ngủ dậy mở
mắt ra mới biết ḿnh vẫn c̣n sống. Cuối cùng th́ ai cũng phải ra đi thôi.
Khi ra đi chúng ta sẽ lưu lại một cái t́nh nơi người ở lại, và theo tôi
đó là điều đáng trân quư. Cũng v́ cảm nhận được cái t́nh như thế, bạn
Trần Quốc Tiến đă thể hiện nó qua các vần thơ "Hăy Đến Với Nhau"
và chuyển đến các bạn đồng điệu:
Hỡi cánh chim lưu lạc
Từ khắp bốn phương trời
Hăy cùng về tụ hội
Thỏa ước vọng một đời
Một đôi ngày ngắn ngủi
Lưu dấu t́nh đầy vơi
Khi mỗi người mỗi ngả
Mới quư phút giây này
Biết lần sau tái ngộ
Ai c̣n, ai mất đây?
"Và đến cuối cùng, không phải con số năm tháng trong đời bạn mới là đáng
kể. Cái đáng kể là sống như thế nào trong những năm tháng đă qua." (And
in the end it's not the years in your life that count. It's the life in
your years. - Abraham Lincoln)
"T́nh bạn là một sáng kiến, chứ không
phải là một sự phát minh, một sự cam kết, chứ không phải là một lời hứa
hẹn, và (chẳng có bất cứ sự may mắn nào) là cả một cả đời người, chứ
không chỉ là một mùa." (Friendship is an idea, not an invention, a
pledge, not a promise, and (with any luck at all) a lifetime, not merely
a season. - Rod McKuen)