Home

Trang Chính

Bản Tin

Sinh Hoạt

Tham Luận

Hoài Băo Quê Hương

Văn Học Nghệ Thuật

Thư Tín

Bài vở xin gửi về địa chỉ sau đây:
3108 E. Sawyer St.
Long Beach, CA 90805

                                                                  

 

T̀M LẠI TUỔI THƠ

            Tân đưa mắt nh́n chiếc đồng hồ treo tường đang đều đều gơ nhịp. Bây giờ là bảy giờ chiều thứ Bảy, thời khắc mà năm mươi năm trước, có biết bao nỗi háo hức trông chờ của một thanh niên nhiều mộng ước. Mong chờ chương tŕnh Nhạc Yêu Cầu của Đài Phát thanh Sàig̣n trước năm 1975. Mong chờ người yêu vào Kư Túc Xá để cùng chàng sinh viên Hành chánh Sài g̣n đi bát phố Lê Lợi. Và rồi những năm sau đó, mong chờ cuối tuần được về Sài g̣n nghỉ ngơi, khi anh làm việc ở một quận đèo heo hút gió, xa thủ đô hoa lệ…

Nhưng hôm nay, tại thành phố đă thay tên đổi chủ bên kia biển Thái B́nh, một bà cụ ở tuổi “cửu thập” đang mong chờ tiếng nói thân yêu của đứa con trai đă từ lâu xa cách. Gần hai mươi năm rồi, Tân đă đi xa, thật xa! Xa bà con, xa anh em, xa cha mẹ, xa đất nước thân yêu…đi tỵ nạn ở một xứ sở xa xôi, bên kia nửa ṿng trái đất! Mẹ anh, khi nhận được tiếng nói của con trai ở đầu dây điện thoại, đă vui mừng kể lại những kỷ niệm xưa…Với số tuổi chín mươi có lẻ,  bà cụ kể lại những sự kiện, những nhân vật mà bà cụ có nhiều gắn bó t́nh cảm trong quá khứ. Có lẽ ở tuổi cuối đời, không c̣n bạn bè cùng lứa để tâm sự, bà ngậm ngùi kể lại những “cảnh cũ người xưa,” để vơi niềm  mong nhớ ?              

Một hôm, Mẹ anh bất chợt hỏi qua điện thoại:

- Con c̣n nhớ con Liên ở Sông Cầu không?

 Tân hỏi lại Mẹ:

-Cô Liên nào thưa Mẹ?

Bà cụ già kiên nhẫn gợi lại trí nhớ con trai vừa đến tuổi thất thập: 

- Con Liên ngày xưa lúc con c̣n nhỏ làm vú em chăm sóc con, con không nhớ sao?

Tân đáp lời Mẹ, hối hả như sắp gặp lại người quen lâu ngày không gặp:

-Dạ con nhớ rồi ! Có chuyện ǵ xảy ra cho chị Liên vậy thưa Mẹ?

Bên kia đầu dây nói, giọng Bà cụ trùng xuống:

- Liên nó mất rồi con ạ! Tội nghiệp, nó mất từ mấy tháng trước, trong cảnh cô đơn nghèo khó. Hôm qua có người quen từ Sông Cầu ghé đến nhà báo tin cho Mẹ đó con!

Chị Liên đă mất! Người Vú em trẻ tuổi xinh đẹp ngày xưa của Tân đă đi về bên kia thế giới, mang theo h́nh ảnh tuổi thơ êm đềm của Tân mà măi măi anh không bao giờ t́m lại được…

                                                           *  *  *

Hồi ấy, trước Đệ nhị Thế chiến, có đôi vợ chồng trẻ từ huyện Phù Mỹ, tỉnh B́nh Định đă vượt qua đèo Cù Mông vào sinh sống tại Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Chồng làm việc tại ṭa án tỉnh. Vợ là cô giáo trường tiểu học Sông Cầu. Ông bà Khang - đôi vợ chồng trẻ ấy - có hai con trai c̣n ở trong tuổi nhi đồng. Sông Cầu trước năm 1945 là tỉnh lỵ của Phú Yên, nằm trên quốc lộ 1. Từ Quy nhơn thuộc B́nh Định ở phía bắc, vượt qua khỏi đèo Cù Mông, du khách sẽ bắt gặp một thành phố nhỏ, mát rượi bóng dừa. Khách có cảm tưởng như đang đi trên bờ biển Hạ Uy Di. Với núi non chạy san sát bờ biển, thị trấn Sông Cầu có một vẻ u buồn, kỳ bí nên thơ. Nơi đó núi non, biển cả ḥa điệu với nhau. Dọc bờ biển, dừa trồng thành từng dăy ngang dọc thẳng tắp. Từ quốc lộ nh́n xuống, khách du lịch sẽ nh́n thấy những hàng dừa xanh um bẹ lá, xào xạc uốn lượn theo chiều gió từ biển thổi vào.

Cũng như những gia đ́nh công chức trung lưu tại tỉnh, ông bà Khang đi làm suốt ngày, nên phải nuôi một anh bếp lo việc chợ búa cơm nước cho gia đ́nh; chị Vú em lo chăm sóc hai cậu bé con, thay bà Khang cho cậu em bú mớm v́ bà gầy ốm thiếu sữa. Đối với “cậu cả” Tân v́ chưa đến tuổi đi học nên thường chơi đùa thân thiết với đứa em hai tuổi. Trong căn nhà nhỏ trên bờ biển êm đềm ấy, luôn vang vọng tiếng cười đùa, tiếng bi bô ca hát trẻ thơ...Cho đến khi ông bà Khang có thêm một cậu bé trai nữa ra đời, không khí ấy không c̣n nữa. Chị Vú em vừa chăm sóc bé sơ sinh, vừa trông coi hai cậu anh ở độ tuổi hai và bốn. Trong trí nhớ xa vời của Tân, sự xuất hiện của em bé đă khiến cậu rất buồn phiền với tâm trạng bị bỏ rơi về t́nh cảm! Cậu bé thường hay khóc nhè, tranh giành đồ chơi với em…khiến chị Vú phải than phiền với bà chủ. Chị xin bà Khang cho phép về quê đưa cô em gái út lên phụ trông nom hai đứa con lớn của bà, nhất là bé Tân hay mè nheo khóc lóc…

Gia đ́nh chị Vú vốn nghèo khó. Mọi người trong gia đ́nh chia nhau đi làm để kiếm sống. Duy chỉ có cô gái út, với tuổi mười lăm, da trắng tóc dài, mặt mày sáng sủa vẫn c̣n cắp sách đến trường làng. Khoảng thời gian thập niên bốn mươi của thế kỷ trước, nền kinh tế Việt nam gặp khủng hoảng, ảnh hưởng bởi chính quốc Pháp bị Đức Quốc Xă chiếm đóng, không thể tài trợ cho thuộc địa tại Đông Dương. Người dân đă nghèo đói, lại thêm khốn khổ. Cô em út của chị Vú đành phải bỏ học, ở nhà t́m việc làm để giúp đỡ thêm cho gia đ́nh. Và khi người chị ngỏ ư đem cô em đến phụ chị giúp việc nhà cho bà giáo Khang, có cơm ăn áo mặc, có lương tháng… cô em vui vẻ nhận lời ngay. Bà giáo dạy trường tiểu học Sông Cầu nhận ra cô nữ sinh nhỏ bé năm trước, dù không học lớp bà giảng dạy. Qua lời khen ngợi của cô giáo phụ trách lớp em, người học tṛ nhỏ tên Liên đó  rất chăm chỉ siêng năng. Buổi sáng cô bé đi học, trưa về phụ mẹ bán hàng ngoài chợ, tối về chong đèn học bài.

Nhân ngày cuối tuần nghỉ dạy ở trường, bà giáo Khang dẫn cô bé đi phố, mua vải may áo quần cho cô bé thích hợp cuộc sống mới. Một hôm, có người bạn gặp bà giáo, chỉ cô bé hỏi:

- Ủa, chị có con gái lớn thế này mà lâu nay em không biết. Cháu xinh đẹp dễ thương quá! Thế cậu bé trai đâu rồi, chị không dẫn cháu đi chơi ?

Bà giáo Khang mỉm cười:

- Dạ, cháu Tân ở nhà chơi với chị người làm. C̣n cô bé này là con của người bạn cùng quê. Tôi nhờ lên phụ giúp chị người làm trông coi ba đứa nhỏ. Con trai nó nghịch ngợm lắm, một người làm trông nom không xuể chị ạ!

Cô bé Liên ở nhà bà giáo chưa bao lâu đă thích nghi nhanh chóng với cuộc sống tỉnh thành; yêu thương gắn bó với các đứa bé con bà chủ nhà, nhất là bé Tân, nhỏ hơn Liên mười tuổi. Ban ngày, Liên dẫn hai em đi chơi ở cầu Đá gần bờ biển. Tân thích nắm tay chị Liên để được dẫn đi chơi, nhờ chị Liên lội xuống mé cầu bắt những con cá nhỏ đem về nuôi trong lọ thủy tinh. Hai chị em quyến luyến nhau như ruột thịt.

*  *  *

Nhà nội của Tân chỉ c̣n bà nội sống với hai người con trai và một cô con gái trong ngôi từ đường xưa cũ tại làng Hưng Lạc, tỉnh B́nh định. Ông nội của cậu bé mất từ lâu, sau ngày “treo ấn từ quan”. V́ bất măn với chính sách đàn áp dân chúng Việt nam của nhà cầm quyền Pháp sau cuộc nổi dậy của phong trào “chống sưu thuế” năm 1930, ông cụ đă bỏ lên Mang Giang lập đồn điền. Ông cụ mất đi, để lại bà cụ sống cô đơn giữa một gia đ́nh thiếu vắng tiếng cười trẻ thơ. Bà cụ nhớ cháu nội, bèn bảo con trai thuê xe vào Sông Cầu thăm các cháu. Sau đó bà dẫn bé Tân, cháu “đích tôn” của bà về quê nội bên kia đèo Cù Mông. Chị Liên được bà chủ cho đi theo làm “vú em”, săn sóc chăm nom cậu con trai năm tuổi của bà. Từ đó, Tân sống xa cha mẹ, xa các em… nên chỉ biết đặt t́nh thương yêu, quyến luyến vào chị “vú trẻ” xinh xắn dễ mến của cậu.

Ngôi nhà từ đường xưa cổ mấy đời của bà nội Tân nằm cô đơn như một ốc đảo giữa những đ́a cá rộng lớn, những ruộng muối bát ngát mênh mông. Hàng ngày chị Liên dẫn bé Tân dạo quanh khu vườn quanh nhà, với rất nhiều dừa, xào xạc lá khi có cơn gió nồm mát mẻ từ  đầm Thị Nại thổi vào. Chị bứt lá dừa kết thành những con châu chấu xanh tươi, gắn vào sống lá cong vút, dịu dàng như chiếc cần câu…cho bé Tân  chơi.

Về mùa hè, chị xin phép bà nội dẫn bé ra cánh đồng trước nhà xem người ta làm ruộng muối. Họ tát nước mặn vào những khoảnh đất có be bờ để giữ nước bốc hơi tạo nên độ mặn cao. Sau đó nước mặn được dẫn vào ruộng thấp hơn. Những mặt ruộng - c̣n gọi là “nại” - được  phủ lên một lớp sỏi đá cứng, sạch và được nện chặt cho bằng phẳng. Sau đó, để một khoảng thời gian cho nước bốc hơi tạo thành muối. Họ thường làm công việc này vào những buổi trưa hè nắng gắt, với ánh nắng lấp lánh trên những thân h́nh nhễ nhại mồ hôi …Tiếng “dằn nại” rầm rập vang lên, đều đều, buồn bă giữa chốn đồng quê im ắng, bất giác tạo cho cậu bé Tân  một cảm giác buồn nhớ cha mẹ, nhớ các em ở Sông Cầu mà cậu đă xa cách khá lâu.

            Một buổi trưa, thấy bé Tân rầu rĩ, chị Liên dẫn bé ra ruộng muối trước nhà chơi mát. Thấy những con cua, những  chú cá nhỏ lội tung tăng trong một hồ nước, Liên cúi xuống bắt lấy. Chú cá nhanh nhẹn phóng đi, người con gái bắt cá bị quá đà rơi tơm xuống hồ nước. Bé Tân đứng nh́n với tâm trạng hoảng hốt lo sợ … Nhưng cô gái đă ngoi được khỏi mặt nước, trèo lên bờ với quần áo ướt đẫm, bám sát vào thân h́nh nẩy nở của cô gái  đến độ tuổi trăng tṛn! Chị Liên ra chiều e thẹn, đưa tay che ngực rồi cúi xuống ôm bé Tân chạy vội về nhà… Tối hôm ấy, cơm nước xong, chị Liên dẫn bé Tân vào pḥng, nằm xuống bên em rồi kể chuyện cổ tích Tấm Cám cho bé nghe. Đêm đầu thu bắt đầu lành lạnh, bé thiu thiu đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng. Và trong ṿng tay ôm ấm áp của người nhũ mẫu trẻ, cậu bé có cảm tưởng như vẫn c̣n nằm ngủ bên mẹ vào những năm trước đây! Bỗng nhiên cửa pḥng cọt kẹt mở, bà nội của bé bước vào, tay cầm cây đèn dầu hỏa. Bà lên tiếng nhỏ nhẹ nhưng nghiêm khắc:

- Liên, trưa nay con để em té xuống hồ ngoài ruộng muối phải không?

Người vú em trẻ tuổi của bé Tân chưa kịp thanh minh, bà cụ nói tiếp:

- Cả ngày không phải làm ǵ, chỉ có mỗi việc trông em mà cũng không xong! Lần sau c̣n để thằng bé té ngă, bà nhắn mẹ nó ra đón về Sông Cầu, nghe không?

Nói xong, bà cụ bước ra khỏi pḥng, để lại bầu không khí im ắng với tiếng khóc cố nén của cô bé giữ trẻ. Cậu bé không hiểu v́ sao chị Liên rấm rức khóc như vậy, nhưng cậu cũng mũi ḷng khóc theo.

                                                *  *  *

Cơn băo “Cách mạng Mùa Thu” năm 1945 đă làm đảo lộn xă hội an b́nh thời đó. Do tuyên truyền, người dân vừa háo hức tham gia cách mạng, vừa lo sợ một cuộc phiêu lưu chính trị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Một năm sau khói lửa lan tràn khắp đất nước. Cuộc “kháng chiến chống ngoại xâm” ấy đă nhận ch́m đất nước vào cảnh tàn phá điêu linh. Nó kéo dài măi gần ba mươi năm sau, khiến cho vài triệu người dân phải bỏ mạng, hàng triệu gia đ́nh phải tan nát, khổ đau…

Chiến cuộc chưa lan tràn đến Sông Cầu, tỉnh lỵ Phú Yên, nhưng gia đ́nh ông bà Khang phải rời khỏi thành phố nhỏ bé và an b́nh đó, về quê nhà ở B́nh Định bằng chuyến xe lửa cuối cùng. Sau đó, “chính quyền cách mạng” huy động dân chúng đi phá đường, lật đường rầy xe lửa, giật sập nhà ngói, dinh thự, trường ốc…Bà Khang một ḿnh với hai con nhỏ lên tàu rời thành phố vào buổi trưa. Anh Bếp và chị Vú ra nhà ga đưa tiễn bà chủ  tốt bụng của ḿnh trong bao năm, nhưng họ phải ở lại Sông Cầu ở lại để “tham gia kháng chiến”!

Trong khi đó, tại B́nh Định bé Tân được chị Liên đưa về nhà ngoại ở An Lương, cách nhà nội hơn năm cây số để đón mẹ cậu và hai em nhỏ. Mẹ gầy ốm hơn trước, mệt mỏi và chán chường. Theo lời mẹ, ba cậu phải di chuyển theo “cơ quan”. Cũng như một số công chức tại Sông Cầu, ông Khang bị cuốn hút theo Phong trào Việt Minh, với chiêu bài “đánh Pháp đuổi Nhật, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân!…”. Ông tiếp tục nghề cũ, nghề Ṭa án, và xin về “phục vụ” ở quê nhà B́nh Định. Vài tuần sau, từ cơ quan ở “trên nguồn” phía tây Bồng Sơn, ông đạp xe trở về, đưa gia đ́nh lên thuê nhà ở gần cơ quan của ông. Từ đó, chị Liên phụ  bà Khang chăm sóc ba đứa nhỏ, di chuyển theo cơ quan từ Bồng Sơn, Trung Lương, Thế Thạnh… chia xẻ nỗi vui buồn, cực nhọc với gia đ́nh bà chủ mà chị thương mến như gia đ́nh ḿnh.

Một buổi chiều đầu năm 1948,  một thanh niên từ Sông Cầu, vượt đèo Cù Mông, đến t́m nhà bà Khang ở B́nh Dương, tỉnh B́nh Định. Đó là người anh cả cô Liên. Khi được tin tức cô em gái  vẫn ở nhà bà Khang, anh ta vội t́m đến để xin phép “bà chủ” cho người em trở về quê ở Sông Cầu. Mẹ của họ đă qua đời,  và trước khi nhắm mắt, bà cụ ước mong gặp lại đứa con gái út đă bặt tin tức từ lâu. Bà muốn đứa con gái xinh đẹp đó trở về nhà để lo việc gia thất. Cô bé năm nay cũng gần hai mươi tuổi rồi, đâu c̣n ở tuổi thiếu nhi như lúc đến giúp việc nhà cho bà Khang!

Buổi sáng hôm chia tay, Liên được bà Khang đưa nốt số tiền công và cho thêm lộ phí đi đường. Chị cúi mặt sụt sùi, bế hai em nhỏ nâng niu lần chót. Người nhũ mẫu mến thương quay sang ôm lấy Tân, dấu hai hàng nước mắt vào đôi vai của cậu thiếu nhi - “người em khác họ”, nhưng chung nhiều kỷ niệm vui buồn. Họ ra quốc lộ đón xe đ̣; và khi chiếc xe cũ kỹ chạy bằng than ́ ạch lăn bánh, Tân đứng nh́n theo bóng dáng quen thuộc và thương yêu của chị Liên, mờ dần sau cửa kính với đám khói bụi mịt mù…

*  *  *

Từ năm 1954 cuộc sống của Tân thay đổi liên tục và bất ngờ: trở về quê nội tập cày ruộng; cùng gia đ́nh trốn chạy Việt Minh ra Huế; theo cha mẹ vào Sàig̣n. Chỉ trong khoảng mười năm, gia đ́nh anh có đời sống như những người du canh thời xưa, “rày đây mai đó”! Nhưng chỉ khác là các anh em của Tân không phải canh tác ruộng rẫy mà chỉ lo chăm chỉ học hành. Đến năm 1964, Tân vào học trường Hành Chánh Sài g̣n. Đến năm thứ ba, anh chọn đi tập sự ở B́nh Định. Những kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu đă réo gọi anh trở về nơi chốn xưa, nơi đă lưu lại trong kư ức Tân những kỷ niệm khó quên thuở ấu thơ…

Khi tập sự tại Ty Nội an, Tân quen biết với ông Quản đốc Trung tâm Cải huấn Quy Nhơn. Một hôm ông Quản đốc mời người sinh viên tập sự đến thăm Trung tâm Cải huấn. Có lẽ ông muốn giới thiệu cho người sinh viên Hành chánh  về cách tổ chức, điều hành một “nhà tù”với nhiều phạm nhân như nhà tù này? Ông ta đưa Tân xem qua các buồng giam sạch sẽ, gọn gàng, khá thoáng mát. Khi đến khu nhà bếp, Tân thấy một thiếu phụ trẻ, mặc bộ quần áo tù nhân, đang chăm chú làm bếp. Thấy ông Quản đốc cùng người lạ đến, cô cúi đầu chào. Bỗng nhiên, Tân thoáng thấy nét quen thuộc trong khuôn mặt, đôi mắt cô ta. Anh như bị cuốn hút  bởi cái nh́n thiết tha, như van xin, như cầu khẩn…từ đôi mắt đó.

Người sinh viên tập sự quay sang ông Quản đốc  nói:

- Khu nhà bếp gọn gàng sạch sẽ lắm. Ông cho phép tôi hỏi vài câu với tù nhân phụ trách nhà bếp này được chứ?

Viên Quản đốc tươi cười cởi mở:

- Dạ được chứ! Ông cứ hỏi để biết thêm cuộc sống nơi đây…

Tân tự giới thiệu để người nữ tù nhân khỏi e ngại là bị “thẩm vấn”:

- Tôi là Tân, sinh viên Hành chánh Sài g̣n ra tập sự Ty Nội an. Chị có thể cho biết tên và bị bắt tội ǵ? Chị thấy cuộc sống nơi đây thế nào?

Người thiếu phụ trẻ nh́n Tân giây lát. Vẻ rụt rè lo sợ biến mất, nhường cho ánh mắt ngạc nhiên. Cô ta nhỏ nhẹ nói:

 - Dạ, tôi tên Liên, người gốc Phú Yên. Tôi ra thăm người quen ở Phù Mỹ, bị cảnh sát hành quân bắt v́ t́nh nghi làm giao liên cho VC. Họ nói đang thanh lọc để trả tự do cho tôi, nhưng chờ lâu chưa thấy động tịnh ǵ…

Chị nh́n Tân trong giây lát, ngập ngừng định nói thêm nhưng e ngại khi thấy ông Quản đốc nhà tù đang đi tới. Người sinh viên Hành chánh tập sự biết ư, bước theo viên Quản đốc tiếp tục đi thăm các khu khác trong nhà tù. Sau đó Tân cám ơn ông Quản đốc và ra về, mang theo nỗi thắc mắc và ḷng trắc ẩn với người nữ can phạm mặt mày sáng sủa đó. Anh tự hỏi: người phụ nữ trẻ này có phải là chị Liên  thời thơ ấu của anh không?.

Hết hạn tập sự, anh về Sài g̣n, mẹ cho biết: 

- Hôm trước con Liên trong nhà tù Quy nhơn ra, có ghé qua đây thăm Mẹ. Nó nói lúc c̣n ở trong tù, có người sinh viên Hành chánh tên Tân đi cùng ông Quản đốc Cải huấn vào thăm. Nó nghĩ chính “người đó’’ xin cho nó về sớm…  Mẹ cho nó biết “người đó” chắc là con, v́ con đang tập sự ở Quy Nhơn ... Bây giờ nó ở Quy Nhơn, muốn biết chừng nào con về sẽ vô đây thăm và cám ơn con…

Tân nghe Mẹ thuật lại những lời nói của chị Liên mà cảm thấy áy náy, xấu hổ trong ḷng. Ngày Tân theo ông Quản đốc viếng nhà tù Quy Nhơn, anh đă gặp lại chị Liên mà không nhận ra chị! Anh chợt nghĩ: chưa đến hai mươi năm mà trí nhớ ḿnh đă ṃn mơi thế sao? Anh chẳng có một lời nói, một việc làm cụ thể nào để giúp đỡ chị Liên. Nhưng người người phụ nữ trẻ, tuyệt vọng này vẫn nghĩ rằng chính người sinh viên Hành chánh đó đă bảo lănh ḿnh ra khỏi chốn lao tù. Và với linh tính đàn bà, chị Liên đă đoán ra người sinh viên đó là Tân. Cho nên chị vội vào Sài g̣n, ḍ t́m nhà bà chủ cũ hai mươi năm trước để tỏ ḷng cám ơn người con trai của bà! 

Thế rồi sau đó ra trường, Tân đi phục vụ ở những quận keo cư, xa nhà. Thỉnh thoảng mới về phép, nhưng anh lại không gặp được người nhũ mẫu trẻ năm xưa. Cho đến hôm nay, khi đă rời quê hương đi tỵ nạn ở  xứ sở xa lạ này, mới nghe Mẹ báo tin chị Liên đă mất. Chị mất trong hoàn cảnh cô đơn. Người chồng của chị, một sỹ quan quân đội VNCH đă tử trận trong trận đánh tại phía bắc tỉnh B́nh Định vào năm 1968 Mậu Thân! Chị mất trong cảnh góa bụa nghèo nàn và bệnh tật…

*  *  *  

            Cuộc nói chuyện đầy lưu luyến với Mẹ già đă chấm dứt từ lâu nhưng Tân vẫn thẫn thờ buồn bă. Đă hơn nửa thế kỷ rồi, h́nh ảnh cô nhũ mẫu trẻ tuổi ngày xưa vẫn c̣n tràn đầy trong trí óc và t́nh cảm anh…Chiều nay, bên xứ sở tỵ nạn xa cách quê nhà, Tân yên lặng ngồi chiêm nghiệm ḍng đời lạnh lùng, nhanh chóng trôi qua,  như mây bay, như gió thoảng, như  nước chảy qua cầu, như giấc mơ ngắn ngủi  mà khi ta tỉnh dậy “nồi kê chưa kịp chín”….                            

            Ngoài kia, xe cộ ́ ầm qua lại trên đường trước cổng nhà anh. Tân nghe như đâu đây có tiếng vang vọng từ những nại muối đang dằn nền, tiếng nước róch rách vào ruộng trong buổi trưa tràn đầy nắng hạ. Chị Liên đă dẫn bé Tân đến đó bắt những con cá nhỏ, những chú cua trong hồ nước và rồi chị Liên bị đă trượt chân ngă xuống nước, ướt sũng co ro!.    .. 

          Tân muốn trở lại những nơi đó để t́m lại tuổi thơ. Nhưng tuổi thơ mơ mộng c̣n đâu nữa!  Cảnh vật nơi chốn quê xưa đă tàn tạ, đă đổi thay, đă biến mất lâu rồi, kể cả người nhũ mẫu mến thương thời niên thiếu của anh…

        Hồi ức
    
Tam Bách 

 

Copyright @ 2005 quocgiahanhchanh.com
Webmaster@tranbachthu