Home

Trang Chính

Bản Tin

Sinh Hoạt

Tham Luận

Hoài Băo Quê Hương

Văn Học Nghệ Thuật

Thư Tín

Bài vở xin gửi về địa chỉ sau đây:
3108 E. Sawyer St.
Long Beach, CA 90805

                                                                  

 

THƯỚC ĐO NGƯỜI TU

            Trong đạo Phật chúng ta nghe nói đến một số danh từ thông dụng: Đạo sư, Phật tử; gồm có tu sĩ xuất gia với đẳng cấp Đại đức, Thượng tọa, Ḥa thượng..., cư sĩ tại gia, v.v...

Đạo sư là người thầy dẫn đường.
Phật tử là người đi theo sự hướng dẫn của người thầy để học đạo.
Đạo Phật là đạo giải thoát, giác ngộ.

            Ngày nay, giai đoạn sau khi Đức Phật nhập diệt, chư tăng là những vị tu sĩ, tỳ kheo nối tiếp sứ mạng của Đức Thế Tôn, dẫn dắt các Phật tử đi đến mục tiêu giác ngộ. Họ được gọi chung là "Sư".

            Xuất gia hay tại gia nói chung vẫn là những người thường, đang cùng hướng đến một mục tiêu chung.

            V́ c̣n là phàm phu cho nên cả hai giới vẫn bị chi phối và ảnh hưởng bởi những cám dỗ của cơi ta bà, gồm có tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực và ái t́nh. Những thứ này được xem là một phần trong những bài thi trắc nghiệm khả năng tu học của chúng sinh. Dựa vào cái ǵ để thẩm định khả năng của một học sinh để cho họ học lên cao hơn nữa hay được tốt nghiệp ra trường? Dựa vào kết quả của các bài thi nói trên, cộng thêm sự tiến bộ về giáo lư của Phật tử, họ sẽ tiếp tục đi tới nếu họ đạt được điểm đậu, bằng không họ sẽ phải học lại.

            Đọc bài viết "Tiền làm động tâm, tiền sinh bất tịnh" của Tỳ kheo Thích Chân Tuệ, Canada, chúng ta nhận thấy vị tu sĩ này diễn tả cái mănh lực của đồng tiền đối với các vị xuất gia đồng đạo. Nó khiến cho các người tu hành trở thành giới buôn bán với mục đích kiếm lời và chốn tôn nghiêm chùa chiền trở thành cái chợ. Tác giả đă phê b́nh mạnh mẽ giới tu hành và ngoài ra, tác giả cũng đă tỏ ra không khoan nhượng đối với các Phật tử. Tác giả cho là các Phật tử này là các thủ phạm chính, làm sa đọa các thầy.

            Nói như thế tác giả không được công bằng cho lắm. Người đời v́ nghiệp lực mà phải c̣n loay hoay với cơm áo gạo tiền, vợ chồng con cái, nhà cửa, công ăn việc làm v.v... không có thời giờ mà thở nữa, nhưng dẫu sao vẫn giữ cái tâm hướng thượng; họ muốn lên Thiên đàng hay Niết bàn sau khi tắt thở chứ họ nào có muốn xuống địa ngục đâu. Chính v́ thế mà họ mới t́m đến chùa để chiêm bái Đức Phật, để lễ lạy, để tụng kinh, để nghe thuyết pháp, để làm công quả, để giúp đỡ chư tăng và làm Phật sự. Nói tóm lại, những việc này sẽ trở thành những thiện nghiệp, hy vọng giúp họ đạt được cuộc sống tươi đẹp hơn trong kiếp lai sinh. Đi học đạo để kiếm chút vốn liếng tâm linh nào dè lại trở thành chủ chốt làm băng hoại nơi tôn nghiêm và hủ hóa giới tu hành như thế thật là tội nghiệp cho họ quá. Đi chùa cái kiểu này không dè lại mang thêm tội.

            V́ biết ḿnh c̣n vô minh cho nên Phật tử đến chùa để được các vị chân tu dẫn dắt trên con đường học đạo. Chưa thấy tiến bộ đâu mà chỉ thấy thụt lùi, rơ là khổ.

            Có một lần tôi nghe một thiền sư nói về một cặp vợ chồng. Ngài bảo, trên đường đời hai người sẽ cùng d́u nhau để đi đến bến bờ hạnh phúc, v́ đấy là mục tiêu của hôn nhân. Thế nhưng nếu không sáng suốt và ư thức, nếu không sẵn sàng hy sinh và tha thứ cho nhau, nếu không vị tha mà toàn vị kỷ, th́ kết cục không khéo sẽ là "hai ta cùng d́u nhau vào địa ngục" mà kết quả sẽ cứ như là oan gia làm khổ lẫn nhau dài dài. Quả đúng như lời của một tác giả Tây phương đă nói liên quan đến hạnh phúc và hôn nhân: "Hôn nhân là nơi người ta đến để cho, chứ không phải là nơi người ta đến để nhận." Lấy vợ lấy chồng mà cứ hăm hở được thêm cái này cái nọ th́ trước sau ǵ cũng sẽ trở thành... độc thân thôi!

            Thiết nghĩ chủ đề bài viết "Tiền làm động tâm, tiền sinh bất tịnh" của Tỳ kheo Thích Chân Tuệ thật là oan uổng cho..."tiền bạc". Cuộc sống của chúng sinh trên cơi đời này thập phần sung sướng nhờ có tiền. Muốn làm cái ǵ cũng phải có phương tiện là đồng tiền. Nó cần thiết cho sự trao đổi, giao hoán trong xă hội. Tự nó chẳng có tội t́nh ǵ. Có đáng trách chăng là trách con người. Tội lỗi càng tăng khi học lực càng cao, địa vị xă hội, và tôn giáo và chức tước càng to. Tội lỗi càng giảm khi t́nh trạng ngược lại.

            Có một phim ảnh Á đông diễn tả việc một người học tṛ khi nh́n qua cửa sổ và trông thấy ở ngoài sân các cành lá lay động, đương sự mới nêu một thắc mắc với thầy ḿnh là, phải chăng các cành lá đong đưa qua lại như thế là do chúng bị gió thổi tác động vào mà ra hay chính chúng tự đong đưa, ông thầy mới nói với người học tṛ của ḿnh là, chẳng có gió nào thổi, chẳng có cành lá nào đong đưa cả, chỉ có tâm trí của tṛ là động mà thôi.

            Người đời có câu:

Lấy lửa thử vàng
Lấy vàng thử đàn bà
Lấy đàn bà thử đàn ông

            Tóm lại, tất cả chỉ là tại cái tâm con người mà ra, chẳng phải tại đồng tiền.

            Lấy kỳ thi thử học tṛ. Học trên trường đời hay học đạo, tại gia hay xuất gia, nếu không đủ điểm tất cả phải học lại hết thôi, không phân biệt ǵ hết, và như thế là công bằng.

            Nên nhớ tại Hoa Kỳ ngày nay, học tṛ là thành phần chấm điểm thầy cô giáo. Việc làm của thầy cô có vững chăi hay không là tùy theo sự thẩm định của học sinh, điểm chấm chẳng qua chỉ là phản ảnh khả năng, phương pháp và sự tận tụy về chức nghiệp của thầy cô trong thời gian đă qua.

            Nguyễn Văn Huy


Tiền làm động tâm, tiền sinh bất tịnh
Thích Chân Tuệ

            Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó. Tu trong xă hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.

            Dịch xây chùa và phấn đấu làm trú tŕ của các tu sĩ Việt nam tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường. Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi át tiếng cầu kinh và niệm chú. Các thầy đă biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. Thầy chưa có chùa th́ lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng. Thầy có chùa rồi th́ có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.

            Đồng tiền đă làm cho cửa thiền thành chợ trời buôn thần bán thánh. Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, kư sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời … đang trở thành bệnh dịch biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn, biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo, biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và kư gởi tượng Phật.

            Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa đang biến thành dịch vụ thương măi.

            Cầu siêu: tiền. Dâng sớ cầu an: tiền. Ma chay, giỗ kỵ: tiền.

            Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi. H́nh ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay v́ nói pháp th́ thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền. Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.

            Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đă xem các thầy chùa như Phật thánh. Họ không hiểu rằng đưa phương tiện vật chất vào tay nhà tu là đang làm thay cho ma quỷ tới phá đường tu thanh tịnh của quư thầy. Khi đầu óc đă dính mắc lo nghĩ tới tiền, tới chùa to tượng lớn, tới thế giới màu mè h́nh tướng th́ vô h́nh chung nhà tu đă không c̣n an trú trong giới luật.

            Đạo Phật Việt Nam đang đi sai đường trầm trọng v́ đang lâm vào hai t́nh trạng cực đoan. Số các thầy sống ở “cơi trên” th́ lo nói toàn những chuyện cao siều huyền hoặc. Số các thầy đang đoạ lạc vào tham ái th́ biến đạo Phật thành mê tín dị đoan để làm phương tiện kiếm tiền.

            Thật ra, các thầy ra ngoài giới luật chỉ là nạn nhân. Thủ phạm chính là những người mang danh Phật tử mà không chịu hiểu Phật, đem vật chất làm sa đọa các thầy.

            Xin các thầy tỉnh táo lại để khỏi trễ đường tu.

            Xin các đạo hữu Phật tử hăy cùng nhau đứng ra xây chùa dựng tượng. Nhưng tuyệt nhiên xin đừng làm xả đọa quư thầy bằng cách đưa tiền, chính là đưa thuốc độc đến cho bậc chân tu.

            Đức Phật và Thánh chúng ngày xưa ngày ngày khất thực, chỉ cần có miếng ăn đạm bạc ngày một bữa mà nuôi sống xác thân để thanh tịnh tu hành. Các thầy ngày nay ăn uống có kẻ hầu người hạ, bữa chính bữa phụ thật là đă lạc đường quá xa về xứ Phật.

            Đôi điều chân thật nói ra, xin các thầy và Phật tử hoan hỷ suy gẫm.

            Nguồn: Tiền làm động tâm, tiền sinh bất tịnh.Tỳ-Khưu Thích Chân Tuệ. Văn pḥng Phật học Tịnh Quang, Canada.

 

Copyright @ 2005 quocgiahanhchanh.com
Webmaster@tranbachthu