Họ
Là Ai?
Buổi chiều đang
lặng lẽ rơi xuống khu phố có đông đảo người Việt tị nạn thuộc tiểu bang
California. Nắng đang lịm dần trên những tàng cây ở một băi sân đậu xe của
một nhà hàng seafood khá nổi tiếng là ngon mà lại rẻ. Nhiều người đàn ông
và đàn bà luống tuổi đang lần lượt bước vào phía trong nhà hàng này. Có
người vội vă, nô nức, có người thong thả bước từng bước nhẹ nhàng đến cửa
trước của nhà hàng. Vài cái bắt tay vui mừng thân thiện, vài cái gật đầu
chào hỏi, và vài tiếng cười nói rộn ră v́ gặp lại những người bạn quen
thân. Rồi tất cả mọi người đều xếp hàng dài một cách trật tự đến trước bàn
ghi danh để điền tên họ và đóng tiền lệ phí ẩm thực cho buổi tiệc của một
Hội đoàn ái hữu.
Những người khách ẩm thực khác đang ăn tại đó, không
thuộc hội đoàn này, liếc mắt ngó những người mới đến và xầm x́ to nhỏ v́
họ ṭ ṃ muốn t́m hiểu những người mới đến là ai vậy? Có những đặc điểm ǵ
trong cái xă hội của cộng đồng người Việt này? Vài khuôn mặt được nhận
biết v́ thấy đôi khi xuất hiện trên đài Truyền H́nh, trong những cuộc
phỏng vấn, vài khuôn mặt được biết trong các buổi lễ Tết, các ngày tưởng
niệm 30 tháng 4, các buổi Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp thuyền nhân. Nhưng một
số lớn th́ không ai nhận biết, cho dù là trong số đó có rất nhiều vị có
dáng dấp của một Sĩ Quan cao cấp hoặc phong cách một người đă từng nắm giữ
những chức vụ quan trọng ở các cấp chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa từ Trung
Ương đến địa phương.
* * *
Nh́n chung, những
người đến dự tiệc đều ăn mặc chỉnh tề cho dù cách ăn mặc của họ có phần
khác biệt nhau. Có nhiều ông lớn tuổi mặc nguyên bộ complet sậm với cà vạt
màu rực rỡ và áo trắng cổ cồn. Có ông không mang cà vạt nhưng khoác chiếc
áo Sport coat màu sậm. Có người chỉ mặc áo lạnh hoặc chiếc áo da, và cũng
có một số chỉ mặc áo thun “Polo” ngắn tay trông có vẻ rất thể thao, ngon
lành, và khỏe mạnh. Các bà th́ phần lớn là áo dài tha thướt, áo có vẽ thêu
và cắt vén khéo ở những tiệm may nổi tiếng chứ không phải áo may sẵn mua
từ những tiệm bán áo dài. Một số các bà khác th́ mặc Âu phục và một số mặc
áo như vừa mới đi làm ở hăng xưởng về. Nhưng tất cả mọi người đều rất
tươm tất và chỉnh tề trong vấn đề ăn mặc để tôn trọng buổi tiệc tối nay
cho dù họ đă được thông báo đây là một buổi tiệc thân hữu.
Những tiếng cười nói bắt đầu vang lên trong căn pḥng
ăn rộng có sân khấu và ban nhạc sống. Nhiều tiếng giày khua sột soạt của
nhiều người di chuyển từ bàn này sang bàn khác để chuyện tṛ, thăm hỏi. Và
cũng có nhiều tiếng thầm th́ bàn tán một cách kín đáo với nhau về những
vấn đề thời sự nóng bỏng liên quan đến t́nh h́nh chính trị, kinh tế. Có
những khuôn mặt tỏ vẻ quan trọng và cũng có những khuôn mặt buông thả, vui
đùa. .. Nhiều mái tóc đă bạc muối nhiều hơn tiêu hay trắng xóa gục gặc tán
đồng lúc lắng nghe bạn bè kể chuyện, và vài mái tóc đen giả tạo v́ đă
nhuộm đen để che lấp được tuổi già lúc nào hay lúc nấy th́ xông xáo hơn,
chạy đi chạy lại chuyện tṛ hoặc đi tiếp tay di chuyển các phần quà lên
sân khấu.
Đúng tám giờ ba mươi, đại diện Ban Tổ Chức bước lên sân
khấu, sửa lại micro, tuyên bố lư do buổi họp mặt là để đúc kết t́nh h́nh
hoạt động của Hội và bầu ban chấp hành mới. Lúc bấy giờ các khách ẩm thực
khác ngồi gần khu vực của Hội đoàn mới nhận thấy những ông bà lớn tuổi này
nói năng hết sức mạch lạc, lưu loát, và cân nhắc từng chữ từng câu thật
hay. Họ như một diễn giả chuyên nghiệp, b́nh tĩnh và tự tin, tŕnh bày ư
tưởng hết sức rơ ràng. Lời văn như trau chuốt, như đă được đóng khung vào
một thời nào đó nay được vọng lại từ tiềm thức để rồi tuôn trào tùy theo
những cách diễn đạt của từng vấn đề một cách hết sức khéo léo. Ai nói cũng
hay, cũng uy nghiêm và trôi chảy cho dù diễn giả là những người trạc tuổi
ngũ tuần hay những người đă có mái tóc muối nhiều hơn tiêu. Kế đó, người
ta chào quốc kỳ vàng ba sọc đỏ một cách trang nghiêm và đọc một phút mặc
niệm cho những chiến sĩ, cán bộ và bạn bè đă hy sinh một cách rất cảm
động. Người ta như xích gần lại với nhau hơn, chia nhau những giây phút
ngậm ngùi trong nỗi ḷng xót xa vong quốc.
Chương tŕnh được tiếp tục với nhiều tiết mục đặc
biệt: từ xổ số, bán đấu giá, đến bàn luận một vài vấn đề cấp bách, rồi bầu
cử Ban Chấp Hành mới của Hội. Mỗi tiết mục là một khía cạnh đặc biệt nói
lên cái khả năng tổ chức, quản trị và quyết định của những người có mặt
tại đây. Họ chứng tỏ cái tài hùng biện, cái nhanh lẹ, tháo vác, và cái
duyên dáng khi kích động đám đông. Ở mỗi một tiết mục là một sự sôi động
trên mọi khía cạnh, từ tư tưởng đến những nỗ lực bằng lời nói và động tác
thích ứng. Thí dụ như hô hào để đấu giá một bức tranh danh tiếng cho bạn
bè đang khó khăn th́ người MC đă khéo léo kêu gọi ḷng yêu thương để giúp
đỡ những người bạn xấu số c̣n kẹt lại. Thí dụ như khi tranh luận làm sao
để bày tỏ quan điểm chống Cộng của hội đoàn trước những vấn đề mới xảy ra
th́ họ tŕnh bày quan điểm trên căn bản quyết tâm và cân nhắc lợi hại để
không bị mắc mưu kẻ thù. Thí dụ như quan điểm bầu cử năm nay sao cho công
b́nh và hợp lư th́ nguyên tắc dân chủ và luật hiến pháp, luật bầu cử được
lôi ra áp dụng một cách tối đa, vân vân và vân vân …. Ngoài những tiết mục
vừa kể, người ta cũng thấy một chương tŕnh văn nghệ bỏ túi “cây nhà lá
vườn” rất đặc sắc. Những tay “ nhạc sĩ tài tử” tây ban cầm, vĩ cầm, dương
cầm, và những “ca sĩ về chiều” như trút tâm hồn lên những bản t́nh ca rất
hay. Bài ca thường là những bản nhạc thời tiền chiến như “Cây Đàn Bỏ
Quên”, “Áo Lụa Hà Đông”, “Giọt Mưa Thu”,…. Thỉnh thoảng cũng có vài bản
t́nh ca đă phát hành vào thời điểm mới hơn như “Xuân Này Con Không Về ,
“Riêng Một Góc Trời”, “Sài G̣n Niềm Nhớ Không Tên”, …. Và họ cũng không
thiếu một vài bản vọng cổ rất mùi và những bài ngâm thơ truyền cảm. Các
“nữ ca sĩ thực thụ” hạng B, hạng C cũng góp mặt đắc lực vào chương
tŕnh. Một số khác là những phu nhân c̣n chút làn hơi phong phú, hát rất
nhuyễn v́ đă chịu khó luyện tập Karaoke nhiều lần với bạn bè và con cháu.
* * *
Từ trên sân khấu
nh́n xuống, bàn nào ở vị trí gần sân khấu là có vẻ quan trọng hơn các bàn
khác v́ những người ngồi đó được chiếu cố đặc biệt. Mỗi bàn hầu như có một
số khuôn mặt, vóc dạng, và tư cách tiêu biểu cho một mẫu người ở một giới
nào đó hay có thể gọi là những giai cấp khác nhau.
Ông Cang tiêu biểu cho mẫu người thành công trên lănh
vực thương mại. Ông có dáng bệ vệ, ăn mặc sang trọng trong những bộ quần
áo đắt tiền. Gương mặt ông lúc nào cũng nở một nụ cười hănh diện. Lúc nào
ông cũng được chiếu cố và vây chung quanh bởi nhiều người chạy đến hỏi
thăm. Trên bàn ông là một chai rượu đặc biệt loại đắt tiền mà ông đă tự
đem đến, và điều đó đă gây sự chú ư cho mọi người chung quanh về sự hiện
diện của ông. Tên ông cũng thường được nhắc nhở trên loa phóng thanh v́
ông rất sẵn sàng bỏ một số tiền nào đó cho tương xứng với danh vị của
ông. Đặc biệt bên cạnh ông lúc nào cũng có những bông hồng hấp dẫn và “nổi
” hơn các bà các cô khác. “Nổi ” cũng có nghĩa là “gồ ghề”, “mát mẻ” và
trang điểm một cách lộng lẫy. Ông Cang luôn giữ vị thế b́nh dân lẫn lịch
thiệp một cách rất “business”, có nghĩa là ông luôn tươi cười chào đáp
lại, lịch sự với mọi người. Nhưng có thể cách b́nh dân, lịch thiệp ấy chỉ
ở đây thôi. Nếu mai này gặp lại ông nơi khác có thể ông đă quên mất và
ngoảnh mặt làm ngơ, nếu người đối diện nh́n bề ngoài có vẻ lèn phèn! Lúc
c̣n ở Việt Nam, ông chỉ là một người không mấy tên tuổi, không mấy thành
công trong công việc làm, nhưng nay đă là cả một trang sách mới, nhiều tay
to mặt lớn ngày xưa cũng đă phải chịu ơn của ông và chạy lại chào hỏi.
Chung bàn với ông Cang là ông Đặng, một người đă hoạt
động nhiều năm trong nhiều lĩnh vực. Ông đang là chủ báo một tờ báo Việt
ngữ kiêm giám đốc một chương tŕnh TV của cộng đồng người Việt tị
nạn. Các “ghệ” ca sĩ đi cùng ông Cang th́ sợ ông Đặng lắm, v́ lớ quớ bị
ông viết cho vài bài chê trách th́ cuộc đời các em coi như xuống
dốc! Các hội đoàn bạn cũng nể mặt ông Đặng v́ lắm khi hội đoàn cũng phải
nhờ cậy đến đơn vị truyền thông. Bởi vậy họ chạy lính quưnh chung quanh
ông Cang và ông Đặng để cụng ly và chào thăm hỏi. Riêng ông Đặng lại có vẻ
muốn lấy ḷng ông Cang v́ tờ báo và đài truyền h́nh mà thiếu người ủng hộ
quảng cáo cho xôm th́ cũng èo uột. C̣n ngược lại ông Cang chỉ muốn ch́u
chuộng, o bế các “ghệ” ca sĩ trẻ thôi, v́ dưới mắt ông em nào cũng mát mắt
mà lại mát gan nữa. Nói tóm lại cái ṿng luẩn quẩn: người đẹp sợ ông Đặng,
ông Đặng sợ ông Cang, ông Cang sợ mất ḷng người đẹp, liên kết chạy nhau
ḷng ṿng giữa ba típ người khác nhau mà lại ngồi chung một bàn. Tuy
nhiên, ông Đặng không có nói nhiều như mọi người lầm tưởng là chủ báo th́
phải lanh lợi. Ông trầm ngâm nhiều hơn là nói văn chương ba hoa và ông lại
là người rất hết ḷng với những ai cần đến sự giúp đỡ của ông.
Bàn kế bên, vợ chồng ông Đỉnh là tiêu biểu cho lớp
người khá giả nhưng cuộc sống phóng khoáng. Ông làm Real Estate Broker,
chủ một văn pḥng điạ ốc cỡ trung b́nh. Nhờ dịch vụ mua bán nhà đất bộc
phát ở California, cơ quan địa ốc của ông cũng phất, và bà vợ nhảy ra tiếp
tay làm thêm văn pḥng tài trợ mua bán nhà cửa. Những năm giá nhà tăng vùn
vụt hoặc lăi suất hạ là lúc công ty địa ốc và tài trợ phát triển mạnh. Tuy
khá giả, ông bà Đỉnh vẫn sống phóng khoáng như thuở nào. Ông bà đă làm
nhân viên mua bán nhà cửa, nghĩa là dành nhiều th́ giờ cho việc giao thiệp
bên ngoài và tham dự nhiều tổ chức thể thao cũng như văn nghệ. Ông bà cũng
là mẫu người vui vẻ, hoạt bát nhưng rộng răi với những ai quen biết. Ngoài
th́ giờ làm việc, ông thích văn nghệ, uống rượu và chơi tennis nên cuộc
sống ông bà rất thong dong.
Ngồi cạnh vợ chồng ông Đỉnh là bà Kim, người ăn mặc và
trang điểm lộng lẫy. Bà Kim là một Real Estate Agent nhưng nặng về đầu tư
cơ sở thương mại. Công việc làm ăn của bà cũng chỉ b́nh thường, nhưng bà
không mấy quan tâm về sự thu hoạch của công việc làm này v́ tài sản của
ông chồng bác sĩ đă bỏ vào các bất động sản đủ cho bà sống đời sống thoải
mái. Hoạt động ngành địa ốc hằng ngày chỉ để bà giết th́ giờ, tự hào với
tài quản lư, và làm bà hănh diện nhiều hơn là lệ thuộc vào đồng tiền. Bà
có cái vẻ kiêu ḱ và tự hào nào đó hiện lên trên gương mặt. Những dịp họp
bạn hoặc đám tiệc là lúc bà xông xáo kêu gọi những sự đóng góp. Bà cũng
thường xuất hiện trước máy vi âm để bày tỏ cảm tưởng, nhiều đề nghị,
chương tŕnh hoạt động. Bà vẫn c̣n phảng phất nét đẹp nào đó của thời con
gái nhưng nay đă về chiều v́ phấn son không che lấp được hết tuổi
già. Phấn son và giải phẫu thẩm mĩ có thể che những nếp nhăn hoặc làn môi,
cánh mũi, nhưng bà đă không che được cánh tay nhăo mỡ của người đă luống
tuổi, chiếc cổ nhiều ngấn và tấm lưng trần nhũn nhăo của người đàn bà đă
quá tuổi 55. Bà “quậy” và “nổ ” dữ lắm: nói nhiều, khoe khoang, làm thơ,
và tạo sự ồn ào để gây chú ư những người khác…. Nhiều bạn bè không mấy ưa
thích bà nhưng ban tổ chức rất cần những người tích cực như bà để sinh
hoạt hội đoàn thêm phần phấn khởi.
Cạnh bàn bà Kim và vợ chồng ông Đỉnh là một vài người ở
vào một thành phần khác. Một số là những kĩ sư ở các công ty lớn, một số
là chuyên viên kế toán của các văn pḥng tư, một vài viên chức tiểu bang,
liên bang. Họ là nhóm người không quấy động nhưng có vẻ rất tự tin. Họ
nh́n chung quanh mỉm cười và nói chuyện với nhau tiếng Việt pha lẫn vài
tiếng Mỹ về các vấn đề liên quan đến ngành nghề, thuế khóa, và những sôi
động của các cổ phần, trái phiếu. Thỉnh thoảng người ta có nghe tiếng
những người đàn bà khoe với nhau về những chuyến du lịch Trung Quốc, Âu
châu. Thỉnh thoảng, người ta cũng nghe tiếng bàn tán về giá nhà cửa,
xe cộ, và thời trang.
Ở một góc thật xa sân khấu và gần cổng ra vào là một
vài bàn khá im lặng. Những người đến bàn này gồm một vài cặp vợ chồng, vài
người đàn ông đen đúa, và một vài trẻ con ăn mặc rất đơn sơ. Một gia đ́nh
đă đến đây rất sớm, rất đúng giờ đă ghi trên giấy mời, nhưng e dè kêu gọi
một số người quen đến ngồi chung, rồi âm thầm theo dơi buổi sinh hoạt. Cặp
vợ chồng đi với hai đứa con độ 9, 10 tuổi có vẻ ngỡ ngàng trước đám
đông. Vài người bạn đến bắt tay và hỏi han xem đời sống anh chị ổn định
chưa v́ ông bà mới đến Mỹ khá muộn màng. Cặp mắt người chồng, tên Luân, lộ
một vẻ lo lắng và u buồn nào đó. Anh cũng có cái vẻ thèm thuồng ao ước sao
cho được như những bạn bè đi trước nhưng anh chợt nghĩ là cuộc đời anh đă
quá trễ tràng rồi, không c̣n cơ hội để giống như họ nữa. Ngồi trong bàn
tiệc mà tâm hồn anh suy nghĩ đâu đâu. Anh nghĩ tới công việc làm lao động
ngày mai, nghĩ tới chiếc xe cà tàng cần sửa cái thắng, cái quạt nước,
nghĩ tới mấy đứa em c̣n ở Việt Nam và nhớ h́nh ảnh những cơn mưa rào bất
chợt Sài G̣n làm lầy lội con hẻm nhỏ ngày nào anh c̣n ở khu vực chợ Ông
Tạ… Những người bạn khác đă khuyên anh đến đây để giới thiệu cho anh gặp
lại bạn bè cũ và hội sẽ giúp đỡ nhưng anh cũng thấy có chút ǵ ái ngại làm
sao. Dầu sao anh cũng cảm thấy ấm ḷng đôi chút v́ vài người trong ban tổ
chức đă không để anh lạc lơng nhưng mặc cảm nghèo và thua thiệt đang theo
đuổi vợ chồng anh.
Chị Loan là người phụ nữ ngồi cạnh vợ chồng anh
Luân. Chị nh́n mọi người chung quanh một cách bất cần nhưng mở lời khuyên
rất chân thật: “Luân đừng lo lắng ǵ cả, trời sinh voi sinh cỏ thôi! Cái
xứ này muốn làm giàu và thành công th́ cũng không phải dễ, nhưng rất khó
mà chết đói. Vậy hai ông bà cứ từ từ mà gầy dựng thôi. Biết đâu vài năm
nữa ông bà sẽ làm giàu to cũng không chừng.” Cả bàn cùng đồng ư với chị
Loan và góp lời khuyên bảo vợ chồng Luân. Nhưng nói xong, chị Loan nh́n
lại chính bản thân chị cũng thấy không có ǵ đáng để dẫn chứng cho người
bạn lên tinh thần. Sau nhiều năm cặm cụi làm lụng kiếm tiền gửi cho cha mẹ
già và em út c̣n kẹt lại,cuộc đời chị rồi cũng chỉ đứng một chỗ, ngày đi
làm assembler cho một công ty điện tử, chiều tối về nhận may gia công quần
áo sản xuất hàng loạt. Chị làm việc đầu tắt mặt tối, có tiền đủ xài, nhưng
c̣ng lưng và già cỗi v́ đă để những mùa xuân đi qua trên mái tóc. V́ say
mê làm việc, chị quên lấy chồng và chỉ nhớ muốn sẵn sàng hy sinh cho cha
mẹ cũng như các em có đời sống khả quan. Chị chính là h́nh ảnh của bài hát
“Chị Tôi” nói về một người đàn bà miền Bắc bươn chải, tháo vát và hy sinh
cho cả gia đ́nh để cuối cùng quên bản thân ḿnh và mùa xuân vội vă trôi
qua.
Anh B́nh ngồi cùng bàn với vợ chồng Luân cũng không có
ǵ đáng hănh diện. Đêm đêm, anh giữ công việc bốc dỡ hàng tại một kho hàng
cho công ty sản xuất vật dụng nhà tắm. Anh di chuyển những kiện hàng to
lớn từ khu vực này đến khu vực khác. Bốc bốc, dỡ dỡ, sắp xếp. Công việc
lao động nặng nhọc nhưng đ̣i hỏi nhiều kiên tŕ và nhẫn nại. Có điều xứ
văn minh có đầy đủ những dụng cụ bốc dỡ, máy móc tân tiến nên việc di
chuyển hàng cũng không lạm dụng quá sức lực của anh. Th́ giờ c̣n lại vào
lúc ban ngày anh ngủ lu bù, rồi ngồi dậy ăn chút ǵ và ngồi đợi từng đứa
con đi học về, nhắc nhở chúng làm bài homework. Buổi chiều, khi vợ anh đi
làm cho xưởng may về th́ anh chuẩn bị thay đồ đi vô kho hàng bốc dỡ. Cuộc
sống anh chỉ cầu cho đủ sống và chỉ mong đợi cho các con khôn lớn, thành
tài là toại nguyện. Anh cũng đă chịu quá nhiều đau khổ khi bị đi tù cải
tạo, nên đối với anh không có cái ǵ cực khổ hơn. Nhưng nhiều lúc nh́n bạn
bè giàu sang và địa vị, anh cũng nghe buồn tủi đôi chút v́ thua kém, nhưng
tự an ủi là c̣n khá hơn nhiều bạn bè khác.
Anh Tấn đă qua Mỹ từ năm 75 nhưng cuộc đời anh có quá
nhiều khó khăn và lận đận. Thoạt đầu anh đi làm nghề nhặt củ khoai ở các
trang trại miền Đông Bắc nước Mỹ, rồi đến công nhân quét dọn cho một nhà
thương, rồi đi gọt củ hành cho một nhà hàng thức ăn Pháp. Anh kể lại nhiều
lúc gọt củ hành mà nước mắt tuôn rơi không hẳn v́ mùi củ hành bốc lên mà
v́ nhớ quê hương và nhớ ngày nào làm lớn bây giờ đi gọt củ hành. Có thời
gian buồn bực, anh bỏ việc đi học lại ở một trường đại học về ngành
thương mại rồi đi làm việc văn pḥng cho một nhà Bank. Công việc văn pḥng
có lúc thăng lúc trầm. Lúc thăng th́ ít mà trầm th́ nhiều. Lúc trầm th́
cuộc đời anh cũng tự trầm! Anh mất việc đi mất việc lại nhiều lần và rồi
không t́m lại được việc làm nữa v́ tuổi đă quá ngũ tuần, không ai muốn
mướn. Đời sống khó khăn, anh bực dọc và bất ḥa với gia đ́nh nên bà vợ
cũng bỏ đi biền biệt. Từ đó anh sống âm thầm, thu hẹp. Và chuyển đổi nhiều
nghề khác nhau mà không ai dám hỏi thẳng anh đang làm nghề ǵ? Bạn bè
thỉnh thoảng gặp anh xuất hiện trong nhhững buổi tiệc, nhưng tánh anh trở
nên gàn gàn, bướng bướng và hay hờn giận nên không ai dám khuyên lơn hay
đề nghị một điều ǵ. Gần đây anh có ư định muốn đi tu cho hết một kiếp
người….
Nh́n thoáng qua sinh hoạt hội đoàn, người ta thấy mọi
người đối xử với nhau lịch sự và đoàn kết. Nhưng xét kĩ lại, sự thật vẫn
có những phe nhóm v́ họ đă âm thầm tâng bốc hoặc che đậy nhau theo t́nh
cảm phe nhóm và những quyền lợi riêng tư.
* * *
Đêm đă khuya, mỗi
lúc người ta lại nghe tiếng cười nói ồn ào hơn. Có lẽ v́ mọi người thấm
rượu cũng có, mà có lẽ họ “nổ máy” khoe khoang cũng có. Lẫn trong những
tiếng cười nói đó có nhiều tiếng khoe khoang những nhà cửa sang trọng của
họ, xe cộ đắt tiền, và những cổ phần trúng stock bạc triệu. Người ta vui
cười hănh diện thản nhiên khoe khoang trước mặt một số bạn bè đang
ngậm ngùi đắng cay v́ đời sống khó khăn và không mấy thành công. Cũng có
một số người giàu nhưng khiêm tốn, nhưng cũng có những người không mấy
giàu nhưng sẵn bạn bè “nổ” th́ cũng “nổ” theo luôn làm cho những người
nghe gần đó khớp vía. Bàn của vợ chồng anh Luân im lặng lắng nghe: chị
Loan mỉm cười, tê tái, anh chị B́nh ngậm miệng đắng cay, c̣n Tấn th́ bực
dọc, lầm bầm. Chỉ có ông Đỉnh cười rộng lượng và dốc thêm rượu vào ly.
Nhưng nói chung mọi người đến đây đều có một mẫu số
chung. Mẫu số đó là họ vẫn c̣n quyến luyến cái nguồn gốc Việt Nam và mong
đi t́m một cơ hội mới. Một trong những ước mơ của cơ hội là sự sung túc và
con cái đỗ đạt thành tài. Có người cơ hội đă đến, có người vẫn chờ mong,
và có người chấp nhận cơ hội không c̣n t́m thấy nữa ở tuổi gần cuối cuộc
đời. Nhưng phần lớn con cái họ là niềm hănh diện cho cả một dân tộc và
cũng là niềm an ủi cho những người Việt Nam này: có cháu học rất giỏi và
đă đỗ đạt xuất sắc ở các trường đại học danh tiếng. Có cháu đă trưởng
thành, giữ vững những địa vị cao trong xă hội. Nhưng câu hỏi ṭ ṃ của
những thực khách chung quanh vẫn chưa được giải đáp: những người Việt Nam
này là ai vậy? Có thể họ là những nhân vật nổi tiếng thời xưa, có thể họ
là những người không tên tuổi, nhưng niềm mơ và những nỗi đắng cay đă hun
đúc họ trở thành can đảm và hy sinh tất cả cho thế hệ mai sau. Con người
ta có thể khác nhau về hoàn cảnh, giàu nghèo, nhưng họ cùng giống nhau ở
mục đích sống là hy sinh và vun trồng cho thế hệ tương lai.
Trên bục gỗ, ông Đỉnh đặt ly rượu Remi Martin lên chiếc
đàn piano và cất tiếng hát bài “ Một Cơi Đi Về ” của Trịnh Công Sơn
“Bao nhiêu năm rồi c̣n măi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt?
Trên hai vai ta đôi ṿng nhật nguyệt
Rọi xuống trăm năm một cơi đi về
Lời nào của cây lời nào cỏ lạ?
Một ngày buồn say một ngày thật nhẹ, ngày qua……
Rồi tàn mùa Xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về, chốn xa………
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa rơi trong ta rơi từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hẹn gặp
Chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà!”
Chốn quê nhà nay là đây
hay đă xa xôi quá? Ḷng người bỗng chùn xuống v́ chợt nhận thấy cuộc đời
quá tạm bợ như “Một Cơi Đi Về”. Nh́n những chiếc đầu bạc trắng, người ta
bỗng chợt nghĩ không biết ta đang làm ǵ và chạy theo cái ǵ Tiền bạc, địa
vị rồi có cũng như không, vẫn hoàn tay trắng. Có phải người ta chỉ c̣n
lại với nhau là hạnh phúc và t́nh yêu thương chân thật? Sao chúng ta không
vun bồi thêm cái chân t́nh nồng nàn với nhau một cách thân thiện tự nhiên,
và bỏ đi cái phe nhóm, se sua, ganh tị để mai kia chúng ta không tiếc nuối
là đă để quá muộn màng trong những ngày tháng c̣n lại trên mảnh đất tạm
dung?
Ông Đỉnh kết thúc bài hát bằng câu:
“Đêm nay ta say ôm đời ngủ muộn
Để sáng mai đây lại tiếc xuân th́……”
Hậu Huỳnh
Highland, giữa một đêm xuân